Chắc chắn ai cũng biết ngày 8/3 là ngày Quốc tế Phụ nữ rồi nhưng liệu có phải ai cũng biết rõ lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ này?
Lịch sử của ngày 8/3 bắt nguồn từ phong trào của những nữ công nhân dệt may ở Mỹ vào thế kỷ XIX khi họ đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc thiếu thốn, tồi tàn và khó khăn vào ngày 8/3/1857.
Một nửa thế kỷ sau, vào ngày 8/3/1908, lại một lần nữa những nữ công nhân ngành dệt may diễu hành trên các tuyến đường ở New York với mục đích đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Trải qua nhiều năm đấu tranh, ngày 8/3 hàng năm trở thành một ngày quan trọng tôn vinh chị em phụ nữ - ngày hội thể hiện ý chí chiến đấu đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.
1. Lễ kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ đầu tiên không phải 8/3
Mà là ngày 28/02/1909, do Đảng Xã hội Hoa Kỳ tổ chức, để tưởng niệm cuộc đình công năm 1908 của Hiệp hội Công nhân May mặc Quốc tế. 8/3 năm đó không có cuộc đình công nào xảy ra.
2. Quốc tế phụ nữ chỉ chuyển thành ngày 8/3 vào năm 1910
Trong một Hội nghị Phụ nữ Quốc tế họp tại Copenhagen năm 1910, bà Clara Zetkin, lãnh đạo "Văn phòng phụ nữ" của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã đưa ra ý tưởng về Ngày Quốc tế Phụ nữ. Bà đề nghị cả thế giới nên kỷ niệm chung cùng một ngày - chính là ngày 8/3, và đề xuất được chấp thuận.
3. Và được chính thức công nhận vào năm 1975
Với sự phê chuẩn của Liên hợp quốc.
4. Ở Mỹ, tháng 3 còn được coi là "Tháng Lịch sử của Phụ nữ"
5. Sức mạnh của phụ nữ
Nhiều người vẫn cho rằng lãnh đạo thì phải là nam giới. Nhưng trên thực tế thì theo thống kê của Liên hợp quốc, có tới 17 quốc gia trên thế giới có phụ nữ là những nhà lãnh đạo, người đứng đầu chính phủ và các bang.
6. Tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tiên nhân loại là nữ
Đó là nữ văn sĩ Murasaki Shikibu. Bà là tác giả của cuốn sách được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại - kiệt tác bằng tiếng Nhật Tale of Genji được viết từ hơn 1.000 năm trước.
7. Khi người mẹ sống ở gần đường Xích đạo
Thì xác suất sinh con gái cũng cao hơn đáng kể.
8. Đôi nét về biểu tượng ♀
Ngày nay, biểu tượng (♀) được sử dụng để đại diện cho giới tính nữ. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho hành tinh Venus (thần Vệ nữ), và được cho là biểu tượng cách điệu của gương mặt người phụ nữ La Mã.