Một môi trường sống sạch sẽ, ngăn nắp không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta khỏe mạnh hơn mà còn giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên ở trong nhà, có những thứ bạn tiếp xúc hàng ngày tưởng chừng như rất vô hại nhưng thực chất lại là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Những nơi này thậm chí còn bẩn hơn cả nhà vệ sinh.
1. Điều khiển từ xa
Hầu như nhà nào cũng có vài cái điều khiển từ xa dùng cho TV, quạt, điều hòa. Những chiếc điều khiển này được chạm vào hàng ngày nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn nấm mốc, vi khuẩn, thậm chí còn bẩn gấp 10 lần toilet. Không ít thì nhiều, chúng vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ngay cả dùng ốp silicon cũng không giúp chống bụi và vi khuẩn được. Vì vậy, bạn phải có thói quen vệ sinh điều khiển từ xa thường xuyên bằng chất tẩy rửa hoặc cồn để lau.
Gợi ý mua sắm:
- Khăn ướt chứa cồn diệt khuẩn - Giá: 35.000đ
2. Rèm cửa
Rèm cửa cũng là thứ bạn tiếp xúc nhiều trong nhà. Nhất là rèm phòng ngủ, bạn sẽ luôn phải kéo kín trước khi đi ngủ để đảm bảo sự riêng tư.
Tuy nhiên, là vật dụng gần cửa nhất nên rèm cũng là nơi dễ bám bụi nhất, quanh năm sẽ tích tụ rất nhiều bụi và vi khuẩn, cực kỳ có hại cho người già, trẻ em. Ngoài ra, do việc giặt rèm gặp khó khăn nên có gia đình thậm chí nhiều năm không giặt. Nghĩ mà xem đây có thể là “ổ vi khuẩn khổng lồ” đến nhường nào?
Vì vậy, bạn phải thường xuyên hút bụi và hình thành thói quen vệ sinh rèm cửa thường xuyên, ít nhất sáu tháng một lần. Sau khi rèm được giặt và vắt sạch, bạn hoàn toàn có thể lắp trực tiếp lên cửa để phơi khô.
3. Thớt
Nhiều người nghĩ rằng thớt được rửa hàng ngày nên không bẩn. Thực tế, nếu ai có thói quen sử dụng chung thực phẩm sống và thức ăn được nấu chín trên cùng 1 thớt, thì vi khuẩn, trứng ký sinh trùng trên thớt có thể bám vào và làm ô nhiễm thức ăn.
Mặt khác, nhiều gia đình còn dùng thớt bị mốc. Những vết mốc vốn không nhiều nên nghĩ là vô hại, rửa với nước hoặc xà phòng là sạch sẽ. Song, thớt bị mốc sẽ sản sinh ra chất Aflatoxin gây ung thư, không thể loại bỏ hoàn toàn với nước hay ngay cả ở nhiệt độ cao, rất có hại cho sức khỏe.
Vậy nên ta không chỉ cần thường xuyên khử trùng thớt ở nhiệt độ cao mà còn phải bảo quản ở môi trường thoáng, khô. Thớt cũng nên được chọn đúng cách phù hợp với nhu cầu: Thớt gỗ thích hợp để thái thịt và các thực phẩm cứng; thớt tre để cắt thực phẩm nấu chín, trái cây, rau củ; dùng thớt nhựa cho những món ăn nhẹ như mì ống, bánh mì…
Gợi ý mua sắm:
- Thớt gỗ tràm keo - Giá: 239.000đ
- Thớt nhựa kháng khuẩn - Giá: 65.000đ
- Thớt tre tự nhiên - Giá: 207.000đ
4. Khăn rửa chén
Vật dụng này với đặc tính thấm nước không chỉ là công cụ rửa bát mà còn là môi trường chân ái cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là miếng rửa bát bằng xốp.
Vậy nên nếu ai có tư tưởng “khăn chưa rách thì chưa thay” thì hãy nghĩ lại đi nhé. Khăn rửa chén phải được giặt sạch, phơi khô sau khi sử dụng và nên thay 2 tháng một lần. Nếu không, vật dụng nhỏ bé này sẽ gây ô nhiễm cho các thể loại bát, đũa, thìa… - những thứ bạn dùng để đưa thức ăn vào miệng đấy.
5. Máy hút mùi
Máy hút mùi trong bếp không chỉ tích tụ bụi bẩn từ không khí mà còn bám cả dầu mỡ. Khi bạn nấu nướng, đặc biệt là chiên rán, dầu mỡ và các hạt thức ăn nhỏ bay lên và bị hút vào máy. Qua thời gian sẽ tích tụ trên các bộ phận của máy hút mùi tạo ra một lớp bẩn dày và nhờn.
Mặt khác, máy hút mùi thường hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao do hơi nước từ quá trình nấu nướng. Độ ẩm này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Vị trí máy ở trên cao cùng cấu trúc phức tạp khiến cho việc vệ sinh máy mùi thường bị bỏ qua hoặc thực hiện không đúng cách. Vậy nên đây cũng không khác một "ổ ô nhiễm" tích tụ cả vi khuẩn, nấm mốc và mùi thức ăn tạo thành 1 lớp bẩn hỗn hợp, bẩn hơ cả toilet.
Cách tốt nhất để giữ vệ sinh máy hút mùi là bạn phải chịu khó lau chùi định kì bề mặt, bộ lọc và các bộ phận bên trong của máy. Ngoài ra cũng cần sử dụng máy đúng cách, bật khi nấu ăn và để máy chạy thêm bài phút sau khi nấu để đảm bảo hút sạch mùi, dầu mỡ cũng như chọn mức cong suất phù hợp với các loại món ăn.
6. Máy giặt
Hầu như gia đình nào cũng dùng máy giặt nhưng không phải ai cũng biết là khi nhiệt độ nước dưới 60 độ C, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong máy giặt cùng một lượng lớn bụi bẩn, xơ vải. Theo thời gian, chúng sẽ bám vào quần áo mà bạn cho là đã sạch.
Dễ nhận thấy nhất nhất là sau khi giặt quần áo và lồng giặt sẽ có mùi, lúc bạn mặc quần áo bị nhiễm bẩn sẽ có cảm giác ngứa ngáy trên da.
Vì vậy, đối với những hộ gia đình có máy giặt có chức năng tự làm sạch, hãy nhớ vệ sinh định kỳ 2 đến 3 tháng một lần. Còn nếu máy giặt không có chức năng này thì bạn phải tự vệ sinh bằng cách đổ chất tẩy rửa, làm sạch hoặc dấm trắng, baking soda vào máy và bật chế độ giặt một lần.
Ngoài ra, tốt nhất nên giặt quần áo mỗi tuần một lần trong nước có nhiệt độ trên 90 độ C và chọn loại bột giặt kháng khuẩn.
7. Điều hòa
Tương tự với máy hút mùi, điều hòa hút và tuần hoàn không khí trong phòng dẫn đến việc tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc trong các bộ phận như màng lọc và cánh quạt. Nếu không được vệ sinh định kỳ, những tác nhân này có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Môi trường ẩm ướt bên trong điều hòa do quá trình làm lạnh cũng tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đặc biệt là trong các bộ phận như ống dẫn nước ngưng tụ và khay chứa nước. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, dị ứng và các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng.
Vậy nên bạn cũng đừng quên vệ sinh điều hòa định kì, tốt nhất là nên gọi thợ bảo hành để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: Toutiao