Từ không khí chúng ta hít thở, thức ăn chúng ta ăn đến các vật dụng gia đình thông thường, mức độ phơi nhiễm độc tố của chúng ta đã tăng lên trong nhiều thập kỷ qua và tiếp tục ảnh hưởng đến một số khía cạnh sức khỏe của chúng ta. Ngoài các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu vận động, các yếu tố môi trường cũng đang nổi lên như nguyên nhân hàng đầu gây ung thư trong thế giới hiện đại. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với độc tố trong nhiều trường hợp, nhưng chúng ta có thể tránh chúng và bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đưa ra những lựa chọn có ý thức.
Trước hết, chúng ta phải chú ý đến việc tiếp xúc với chất gây ung thư từ nhiều vật dụng gia đình mà chúng ta sử dụng. Benzen, amiăng, vinyl clorua, radon, asen và trichloroethylene là những ví dụ về các chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư khi con người tiếp xúc với chúng.
"Trong cuộc sống hối hả và bận rộn hằng ngày, chúng ta thường bỏ qua những mối nguy hiểm tiềm ẩn ẩn núp trong sự thoải mái của chính ngôi nhà mình. Trong khi chúng ta cố gắng tạo ra môi trường an toàn và chào đón cho bản thân và những người thân yêu, thì có một số vật dụng hàng ngày vô tình có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, bao gồm cả khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn", Tiến sĩ Kanav Kumar, Bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Punyashlok Ahilyadevi Holkar, Viện Ung thư Đầu và Cổ Ấn Độ, Mumbai cho biết.
Tiến sĩ Kumar làm sáng tỏ 7 đồ dùng và cách chúng ta có thể giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn của chúng.
1. Đồ nấu ăn chống dính
Chảo phủ Teflon có thể giúp việc nấu nướng và vệ sinh trở nên dễ dàng, nhưng chúng có thể giải phóng các hóa chất perfluorinated có hại khi bị xước lớp chống dính và đun nóng ở nhiệt độ cao. Hãy chọn đồ nấu ăn bằng gốm hoặc gang như những lựa chọn thay thế an toàn hơn.
2. Nến
Có thể phải trả giá đắt cho bầu không khí yên tĩnh mà chúng mang lại. Đốt nến giải phóng các hóa chất bao gồm toluene và benzen, những chất có liên quan đến ung thư. Để giảm thiểu sự tiếp xúc, hãy chọn các chất thay thế tự nhiên như nến đậu nành hoặc nến sáp ong.
3. Sơn và dung môi
Một số loại sơn, vecni và dung môi có chứa các hóa chất như benzen, formaldehyde và toluen, có liên quan đến ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
4. Hộp đựng bằng nhựa
Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa có thể chứa bisphenol A (BPA) và phthalate, cả hai đều là chất gây ung thư. Hãy chọn hộp đựng bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ để bảo quản và hâm nóng thực phẩm an toàn.
5. Chất tẩy rửa gia dụng
Nhiều sản phẩm tẩy rửa thông thường chứa các hóa chất gây ung thư như formaldehyde, amoniac và thuốc tẩy clo. Hãy tìm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, không độc hại hoặc tự làm dung dịch tẩy rửa bằng các thành phần đơn giản như giấm và baking soda.
6. Thuốc trừ sâu, diệt côn trùng
Mặc dù có thể ngăn chặn sâu bệnh, côn trùng, thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng cũng có thể gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người. Tiếp xúc với các hóa chất này có liên quan đến nhiều loại ung thư, bao gồm bệnh bạch cầu và u lympho. Hãy cân nhắc các phương pháp kiểm soát sâu bệnh, côn trùng tự nhiên hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
7. Bức xạ điện từ
Nguồn bức xạ điện từ có rất nhiều trong nhà chúng ta, từ thiết bị điện tử đến bộ định tuyến Wi-Fi. Có thể có mối liên hệ giữa việc tiếp xúc và ung thư, mặc dù các nghiên cứu về tác động lâu dài của việc tiếp xúc vẫn đang được tiến hành. Giảm tiếp xúc bằng cách cất các thiết bị điện tử xa khu vực ngủ và tắt chúng khi không sử dụng.
Nguồn và ảnh: Hindustan Times