Sỏi thận là một bệnh hình thành từ sự kết tủa của các độc tố chất chứa trong nước tiểu. Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận như nhiễm độc, tiêu thụ thực phẩm, lạm dụng một số loại thuốc... Do đó, bạn cần tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh này từ sớm để kịp thời phòng tránh ngay từ bây giờ nhé!
Những người mắc bệnh sỏi thận thường đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, mặc dù lượng nước uống vào không thay đổi. Ngoài ra, họ còn gặp phải tình trạng tiểu buốt do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.
Đây cũng là một hiện tượng thường gặp của người mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, do đó, họ phải nôn ra để tống khứ chất độc ra ngoài vì thận không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã được nữa. Bên cạnh đó, những dây thần kinh trong đường tiêu hóa và thận cũng có liên quan tới nhau nên khi gặp tình trạng tắc nghẽn thận sẽ làm co thắt cơ trơn ở niệu quản và thận, từ đó dẫn tới cảm giác buồn nôn và nôn.
Người mắc bệnh sỏi thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến họ bị ốm sốt và thấy gai người.
Sỏi sẽ làm tổn thương niêm mạc ống thận, từ đó gây chảy máu và đổi màu nước tiểu. Thậm chí, nhiều trường hợp còn kèm theo cảm giác đau rát, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, hăng. Khi tình trạng này kéo dài, bạn còn dễ bị nhiễm trùng thận và nước tiểu sẽ ra mủ, có màu trắng đục.
Cơn đau này thường khởi phát từ vùng thắt lưng, hông, sau đó lan rộng xuống bụng dưới. Dấu hiệu này thường là sỏi nằm ở đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, từ đó tạo áp lực trong lòng niệu quản, gây co thắt niệu quản nên xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng, hông.
Khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh sỏi thận còn có thể gặp phải tình trạng sưng thận. Dấu hiệu dễ nhận thấy là sưng ở khu vực xung quanh bụng...