5 kiểu nhân viên dễ bị đào thải nhất năm đầu tiên đi làm và tôi đã từng là một trong số đó

Thiên An, Theo Thanh niên Việt 00:00 01/05/2025
Chia sẻ

Năng lực giỏi thôi chưa đủ, thái độ và kỹ năng mềm mới là thứ giữ bạn ở lại lâu dài.

* Bài tâm sự được đăng trên trang Sohu (Trung Quốc).

Dù bước ra trường với tấm bằng loại giỏi và hồ sơ thực tập dày cộp, tôi vẫn bị công ty cho nghỉ chỉ sau chưa đầy 9 tháng. Đó là cú sốc đầu đời mà mãi sau này tôi mới hiểu ra lý do. Một lần, tôi đem câu chuyện này hỏi ChatGPT: "Tại sao nhiều sinh viên mới ra trường, dù có năng lực, vẫn bị đào thải nhanh chóng khi đi làm?".

AI trả lời: "Năng lực chỉ là một phần. Trong môi trường làm việc thực tế, thái độ, kỹ năng thích nghi và khả năng xử lý vấn đề còn quan trọng hơn nhiều".

Dưới đây là 5 kiểu nhân viên mà AI chỉ ra là dễ bị đào thải nhất ngay trong năm đầu tiên đi làm. Và tôi, tiếc thay, đã từng mang ít nhất 2/5 đặc điểm này.

1. Người thiếu tinh thần học hỏi

Những nhân viên mang tâm lý "tôi biết hết rồi" dễ khiến sếp và đồng nghiệp khó chịu. Bởi trong môi trường công sở, việc bạn biết điều gì không quan trọng bằng việc bạn sẵn sàng học hỏi những gì còn thiếu.

Liên quan đến vấn đề này, ChatGPT cho rằng tinh thần cầu thị và chịu khó lắng nghe phản hồi là yếu tố sống còn nếu bạn muốn trụ vững.

2. Người thiếu chủ động, chờ việc giao

Không ít bạn trẻ đi làm vẫn giữ thói quen như thời còn đi học: chờ thầy cô giao bài, giao việc. Nhưng ở công ty, sếp không phải lúc nào cũng có thời gian cầm tay chỉ việc.

Với những trường hợp như vậy, AI khuyên nên tập cách tự đặt câu hỏi: "Tôi còn làm gì để hỗ trợ nhóm?", "Có bước nào tôi chủ động đề xuất được không?" ... Thái độ chủ động chính là điểm cộng lớn trong mắt lãnh đạo.

5 kiểu nhân viên dễ bị đào thải nhất năm đầu tiên đi làm và tôi đã từng là một trong số đó- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3. Người không kiểm soát được cảm xúc

Áp lực công việc, xung đột nội bộ, khách hàng khó tính... đều có thể đẩy nhân viên trẻ vào trạng thái stress, nóng giận hoặc nản chí. Nếu không kiểm soát được cảm xúc, bạn rất dễ mắc sai lầm nghiêm trọng.

Theo ChatGPT, học cách giữ bình tĩnh và phản hồi chuyên nghiệp trong những tình huống áp lực cao sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh vững vàng hơn trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.

4. Người không biết giao tiếp hiệu quả

Bạn có thể giỏi chuyên môn, nhưng nếu không biết cách trao đổi, báo cáo công việc, hoặc luôn hiểu sai yêu cầu thì cũng khó có chỗ đứng lâu dài.

Về điểm này, AI nhấn mạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trong công việc là thứ cần rèn luyện ngay từ những ngày đầu, không thể "để dành" sau này mới học.

5. Người chỉ làm đủ, không chịu vượt kỳ vọng

Trong năm đầu tiên đi làm, rất nhiều người chỉ "làm tròn bổn phận" chứ không cố gắng vượt qua mức tối thiểu. Nhưng trong mắt các sếp, nhân viên thực sự tiềm năng là người biết chủ động đề xuất, làm thêm giá trị ngoài mong đợi.

ChatGPT cho rằng sự khác biệt giữa một nhân viên giữ việc và một nhân viên thăng tiến nhanh nằm ở việc họ có sẵn lòng làm hơn những gì được yêu cầu hay không.

Nhìn lại, tôi nhận ra mình từng phạm ít nhất hai sai lầm lớn: thiếu chủ động và kiểm soát cảm xúc kém. Cái giá phải trả là mất đi cơ hội tại công ty đầu tiên - nơi lẽ ra có thể là bước đệm quý giá. Nếu bạn đang bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp, hãy nhớ: năng lực giỏi thôi chưa đủ, thái độ và kỹ năng mềm mới là thứ giữ bạn ở lại lâu dài.

5 kiểu nhân viên dễ bị đào thải nhất năm đầu tiên đi làm và tôi đã từng là một trong số đó- Ảnh 2.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày