5 điều đặc biệt lưu ý khi cúng giao thừa năm Quý Mão 2023

Thủy Linh, Theo Giáo dục và Thời đại 19:06 21/01/2023
Chia sẻ

Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày 30 đến 1h sáng mùng 1 Tết là thời khắc linh thiêng nhất của mọi gia đình Việt.

Đây được xem là khoảnh khắc trời đất giao hòa - âm dương hòa hợp và bừng lên sức sống mới đầy hy vọng.

Giao thừa Âm lịch hay Tết Nguyên Đán năm nay sẽ diễn ra vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch (thứ Bảy ngày 21/1 Dương lịch). Vào thời khắc này, các gia đình cùng làm lễ thắp hương cúng gia tiên, quây quần bên nhau, cùng xem pháo hoa để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình.

Để lễ cúng giao thừa diễn ra trọn vẹn, suôn sẻ, phong thủy Phùng gia lưu ý gia chủ một số nghi thức, điều cần chuẩn bị.

1. Thời gian thực hiện nghi lễ cúng Giao Thừa nên diễn ra trong khoảng từ 23h ngày 30 tháng Chạp đế - 1h sáng Mùng 1.

2. Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

3. Giao thừa là nghi lễ quan trọng vì vậy gia chủ cần chu đáo, chỉn chu, mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà hợp lý.

4. Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ vật,...

5. Tùy phong tục vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...

Giao thừa là lễ cúng thiêng liêng và quan trọng có ý nghĩa cả về phong thủy và tâm linh. Do đó, dẫu có bận rộn trăm việc, bạn cũng nên chuẩn bị một lễ cúng giao thừa chỉn chu và tươm tất để thực hiện lễ cúng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới trước tổ tiên và thần linh nhé.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày