Điện ảnh Việt có không ít các đạo diễn từng tham gia diễn xuất trong chính phim của mình. "Diễn xuất" ở đây chỉ bao gồm các vai diễn có vai trò đáng kể chứ không phải là vai cameo thoáng qua. Đối với một tác phẩm điện ảnh, bộ mặt của bộ phim chủ yếu nằm ở các diễn viên. Khán giả đến rạp để chứng kiến câu chuyện xung quanh cuộc đời của các nhân vật do các diễn viên thể hiện. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà nhiều khi các đạo diễn cũng thể hiện một nhân vật nào đó trong phim của mình. Dưới đây là danh sách những phim Việt có trường hợp như vậy.
Bộ phim có bối cảnh xảy ra ở thị xã Lạng Sơn vừa ngay sau cuộc Chiến tranh biên giới Việt – Trung. Vũ, một nhà báo, lên Lạng Sơn làm phóng sự về tình hình thị xã sau khi quân Trung Quốc tàn phá và rút về bên kia biên giới. Những ký ức của anh về đất Lạng Sơn, về mối tình đã xa với Thanh, cô bạn gái từ thuở sinh viên, về thân phận con người thời chiến lần lượt hiện về giữa một xứ Lạng đổ nát, giữa sự hoang tàn mà chiến tranh để lại song hành cùng với sự tàn khốc và vô nghĩa của nó. Trong phim, đạo diễn Đặng Nhật Minh vào vai một nhà báo người Nhật đến hiện trường để đưa tin về cuộc chiến.
Lửa Phật được biết là bộ phim hành động giả tưởng đầu tiên của Việt Nam. Bộ phim kể về một vị thầy tu võ nghệ cao cường sau khi lập công đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đã lang thang tìm cách gột rửa bụi trần vì thấy tay mình nhuốm máu. Ông lên đường truy bắt người con gái đào ngũ chín năm về trước. Đến một ngôi làng nọ, vòng xoáy ái tình và hận thù đột ngột làm thay đổi sứ mệnh của vị thầy tu. Tại đây, những mâu thuẫn và ân oán năm nào đưa đẩy các nhân vật tới một kết cục không thể ngờ tới. Không chỉ đảm nhiệm vai chính, Dustin Nguyễn còn làm đạo diễn kiêm biên kịch và nhà sản xuất sản xuất cho bộ phim.
Câu chuyện của Đời Cho Ta Bao Lần Đôi Mươi xoay quanh nhóm bạn thân từ thuở nhỏ gồm Mỹ Phương, Bích Châu, Lan Anh và Thanh Tân. Do hoàn cảnh không được may mắn cũng như nhan sắc có hạn nên Mỹ Phương gần như trở thành chân chạy vặt trong nhóm, phải sống dưới cái bóng của ba người bạn. Sau khi tỏ tình thất bại với người con trai thứ 100 trong đời, tưởng chừng Mỹ Phương đã phải từ bỏ hoàn toàn giấc mơ sặc mùi ngôn tình của mình.
Nhưng thay vì gặp được tiếng sét ái tình, Mỹ Phương lại bị sét đánh thật khiến diện mạo của cô thì hoàn toàn thay đổi và bị mất trí nhớ. Từ đây, cuộc sống cũng như tình bạn của cả nhóm bất ngờ thay đổi theo hướng không ai ngờ tới. Trong phim, Văn Anh vào vai Thanh Tân còn vợ anh, Tú Vi vào vai Bích Châu. Hai người cũng lần lượt là đạo diễn và nhà sản xuất của bộ phim.
Mátxcơva: Mùa thay lá là câu chuyện ngọt ngào mà ngang trái về tình bạn và tình yêu của những người Việt trẻ từng học tập ở "xứ sở cây bạch dương". Minh và Phương cùng du học tại Nga cách đây 6 năm và là mối tình đầu của nhau. Vì một biến cố gia đình, Minh phải về nước, chuyện tình giữa hai người dang dở. Sau nhiều năm, gặp lại nhau giữa thủ đô Mátxcơva, hai người vẫn không thể ngăn trái tim mình rung động, bồi hồi.
Nhưng giờ đây, Phương đã là vợ của Đức, Đức lại là bạn của Minh. Giữa hai người là cả một hố sâu ngăn cách của danh phận và tình bạn. Trong phim, đạo diễn Trọng Trinh tham gia vào một vai phụ. Đó là vai ông Trung, một người bạn chung của cả Đức và Minh.
Dựa trên câu chuyện cổ cùng tên, nội dung Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Chúng ta còn thấy được cảnh phân tranh trong chế độ phong kiến thông qua những cuộc chiến giữa các phe phái. Ngoài ra, vì thuộc thể loại cổ tích nên phim cũng có cảnh thần tiên (ông Bụt, trái thị, hồi sinh,...), đánh nhau với quái vật, kết hợp các yếu tố siêu anh hùng, kiếm hiệp của nước ngoài.
Ngoài việc làm đạo diễn và nhà sản xuất, Ngô Thanh Vân cũng sắm vai mẹ ghẻ trong phim. Nhân vật của cô dù ít đất diễn nhưng lại rất được quan tâm và khen ngợi.