6 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành

Hoàng Danh, Theo Trí Thức Trẻ 16:07 30/05/2022

Các nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào tấm bằng của bạn, nhưng bạn cũng cần một số thứ để “lọt vào mắt xanh” của họ.

Hầu hết sinh viên đều phải chọn chuyên ngành ở năm 2 hoặc năm 3 đại học. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp khi ra trường lại nhận ra rằng mình không phù hợp với lĩnh vực này.

Một trong những khủng hoảng lớn nhất ở tuổi đôi mươi là bị mất phương hướng nghề nghiệp. Có thể những kỳ thực tập hoặc những môn học đã làm tắt đi đam mê về ngành mà mình đang theo học. Để rồi đến lúc cầm bằng đại học trên tay, bạn nhận ra những công việc mà mình muốn làm lại đòi hỏi những kỹ năng mình chưa được học, hoặc thậm chí là yêu cầu cử nhân từ ngành khác.

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 1.

Nhưng khoan hãy hoảng loạn, vẫn có rất nhiều người làm trái ngành đấy thôi. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng cũng không chỉ chăm chăm vào ngành bạn học đâu. Ít nhất bạn vẫn có thể tự hào về việc bản thân đã tốt nghiệp, có bằng vẫn tốt hơn là không!

Điều quan trọng bây giờ là thuyết phục được các công ty mà bạn ứng tuyển, bất kể bạn thuộc chuyên ngành gì. Xem qua 5 bước sau đây để biết mình phải chuẩn bị những gì nhé!

Xác định những lĩnh vực tiềm năng

Nếu bạn đang đọc bài viết này, ắt hẳn bạn đã biết đâu là những công việc mình không muốn làm rồi nhỉ. Nhưng trước khi đi rải CV khắp nơi, hãy xác định lại đâu là công việc mà bạn muốn làm trước nhé!

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 2.

Một trong những cách được nhiều người áp dụng đó là tìm hiểu về những công việc đang được tuyển dụng và những kỹ năng nào thường được yêu cầu để biết rằng có những công việc nào là phù hợp với năng lực và sở thích của bạn.

Bạn có thể truy cập vào các hội nhóm tuyển dụng của các lĩnh vực mà mình quan tâm để đọc về các phần miêu tả công việc, thông tin mức thu nhập, cũng như quy trình tuyển dụng của từng vị trí.

Một cách khác cũng được nhiều người ưa thích đó là thử các bài test tính cách, nổi bật nhất là MBTI, để có thể hiểu hơn về các thế mạnh của bản thân và chọn ra phương hướng sự nghiệp cho mình.

Tìm hiểu xem liệu bạn có đủ phù hợp

Khi bạn đã tìm hiểu đủ và chọn cho mình một vài ngành tiềm năng, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu những yêu cầu tuyển dụng cơ bản của những lĩnh vực ấy. Một số ngành nghề chuyên biệt (như kế toán, dược sĩ) có thể đòi hỏi bạn học thêm những khóa học ngắn trước khi ứng tuyển. Nhưng trong hầu hết trường hợp khi làm trái ngành, bạn sẽ được training thêm trong thời gian thử việc.

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 3.

Ngoài ra, một số công việc cũng yêu cầu bạn có những kỹ năng chuyên biệt như lập trình hay quản lý sản xuất. Khi này bạn nên tìm đến những cơ sở nhận nhân viên thực tập để được học nhiều hơn về kinh nghiệm "thực chiến" và hiểu hơn về môi trường làm việc.

Xây dựng những mối quan hệ

Việc bạn không học đúng lĩnh vực mà bạn đam mê không đồng nghĩa với việc bạn không thể xây dựng mối quan hệ trong nghề. Nếu bạn vô tình tìm được niềm đam mê của mình thông qua một người bạn thì thật tuyệt, bạn đã có sẵn một "cánh cửa" để bước vào cộng đồng của những người cùng đam mê.

Nếu không, bạn vẫn có vô vàn để tìm được những người làm những vị trí trong mơ của bạn trong thời đại 4.0 này. Hãy nhớ rằng, bạn không cần một trưởng phòng để dẫn dắt mình nhưng việc hỏi han một người "mới vào nghề" có lẽ cũng không phải điều đáng mong muốn.

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 4.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến những người chuyên nghiệp mà bạn biết để "phỏng vấn" họ về công việc mà họ đang làm. Đặc biệt là bạn nên chủ động hỏi về những nhiệm vụ mà họ làm trong ngày để có được cái nhìn chính xác hơn về sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Tham gia vào các sự kiện của ngành nghề cũng là một cách hay để xây dựng những mối quan hệ mới ngay cả khi bạn chưa phải một người hiểu về chuyên môn.

Trang bị các kĩ năng có tính chuyển đổi

Các kỹ năng có tính chuyển đổi hay Transferable Skills là những kỹ năng có giá trị chuyển đổi cao giữa các vị trí và lĩnh vực khác nhau. Sau khi đã xác định được con đường sự nghiệp mà mình muốn theo đuổi, những kỹ năng cần chuyên môn cần có, thì đây là những gì bạn nên chú tâm.

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 5.

Dẫu bạn không học được những gì mình đam mê khi còn ở ghế nhà trường, nhưng đó không có nghĩa những năm vừa qua là vô ích. Ví dụ: sau nhiều bài luận văn, báo cáo kết quả học tập, bạn đã có cho mình những kiến thức nền tảng về kỹ năng viết lách; nếu bạn là trưởng nhóm trong những bài tập lớp, bạn đã học được ít nhiều những kỹ năng quản lý nhân lực và khả năng lãnh đạo.

Đôi khi những kỹ năng cơ bản như làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, hay sắp xếp thời gian cũng làm bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

Một tip nhỏ cho các ứng cử viên trái ngành: Hãy chú ý thật kỹ vào những kỹ năng được yêu cầu, sau đó điều chỉnh thư xin việc của bạn cho phù hợp với từng vị trí.

Liên tục cập nhật kiến thức ngành

Những gì mà chúng ta gom nhặt được từ Đại học nói chung hầu hết sẽ dễ dàng trở nên "lỗi thời" sau vài năm, vì thế việc cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người muốn theo đuổi một sự nghiệp mới.

5 bước để theo đuổi đam mê với công việc trái ngành - Ảnh 6.

Mặt khác, để cho nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một ứng cử viên sáng giá, bạn cũng phải cho thấy được mình hiểu những gì đang diễn ra trong ngành. Bạn có thể làm những điều này mà chẳng cần nỗ lực nhiều bằng cách xem các bài đăng của công ty mình ứng tuyển, đọc các bài viết trên các diễn đàn, hội nhóm của "dân chuyên ngành".

Đừng quên chăm chút cho CV của mình nhé!

Theo thống kê của LĐ-TB&XH vào tháng 5, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên tới 60%. Vì vậy tìm được một công việc trái ngành cũng không quá khó như bạn nghĩ, dù cho bạn đang đam mê lĩnh vực đồ họa, công nghệ, nhân sự,...

Trên thực tế, rất ít nhà tuyển dụng sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc CV trái ngành ứng tuyển. Thế nên nếu bạn chăm chút cho CV và thư giới thiệu của mình của mình thật kỹ, thì bạn có thể biến đó trở thành một lợi thế đấy.

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các nhà tuyển dụng đôi khi cũng muốn biết vì sao bạn lại không còn hứng thú với ngành mình đã học mà lại đam mê một lĩnh vực khác. Có lẽ lúc này bạn cũng nên tự hỏi bản thân câu hỏi tương tự để đảm bảo được rằng việc thay đổi định hướng sẽ không xảy ra lần nào nữa.

Ảnh minh họa

https://kenh14.vn/5-buoc-de-theo-duoi-dam-me-voi-cong-viec-trai-nganh-202205301609213.chn