1. Lo lắng về mọi thứ
Bà cụ nọ có hai cậu con trai, con trai lớn bán ô và cậu út thì đi đánh giày. Bà mẹ này ngày nào cũng lo lắng cho hai con, trời nắng thì lo ô của con trai cả không bán được, trời nhiều mây hay mưa lại lo con trai con út không đi làm được. Cứ thế, bà cụ suốt ngày sống trong cảnh bất an, buồn bã. Mang tâm bệnh trong người nên dần đổ bệnh và qua đời.
Thực chất, lo lắng là nguồn gốc lớn nhất của nỗi đau khổ trong đời người. Lo lắng khiến tâm bất an, gây hao mòn thể chất lẫn tinh thần. Cũng từ đó, con người trở nên kiệt quệ, hao tổn phúc khí, rút ngắn sinh mạng của bản thân.
2. Nóng giận
Nhà Phật có câu: Một niệm sân tâm sinh ra, đốt trụi cả rừng công đức. Nóng giận càng nhiều thì phước báo càng nhanh mất. Cuộc sống của chúng ta được ví như một chiếc bập bênh: đầu này là tính khí, đầu kia là phúc đức. Tính khí càng nóng nảy thì phúc đức càng tiêu hao, ngược lại, tính khí càng thuần thiện, chan hòa thì phúc đức sẽ được bền lâu.
Nóng giận là hành vi hao tổn âm đức rất nặng. Một khi tức giận nổi lên mà không kiềm chế được, không khắc phục được thì dễ phạm sai lầm, lầm đường lạc lối, rơi vào bể khổ khó thoát. Dù đời trước đã tích bao nhiêu công đức cũng đều tiêu tan. Chỉ khi nào kiềm chế được cơn nóng giận thì mới có thể tích được phúc khí.
Người biết kiểm soát cảm xúc, kiểm soát sự nóng giận của bản thân sẽ đủ tỉnh táo và khôn ngoan, biết bản thân mình nên làm gì, không nên làm gì, biết tiến thoái phù hợp, luôn dùng tâm thái tốt đẹp để tiếp nhận hết thảy. Như thế, phúc khí cũng tự nhiên đến với họ ngày càng nhiều, tai họa cũng ngày càng rời xa họ.
3. Thường xuyên phàn nàn
Nhiều người đã quen với việc phàn nàn về mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của họ nhưng không biết rằng 10% cuộc đời của bạn được tạo nên bởi những gì đã xảy ra với bạn, trong khi 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những gì đã xảy ra.
Cũng giống như việc những người nghĩ rằng họ may mắn sẽ có xu hướng gặp được những điều may mắn và những người thường nghĩ rằng họ không may mắn sẽ có xu hướng gặp phải những điều đen đủi. Cho dù một người có than phiền thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống cũng không vì thế mà thay đổi. Ngược lại, nó sẽ khiến năng lượng tiêu cực của người này ngày càng nhiều hơn. Những người thường xuyên phàn nàn sẽ chỉ ngày càng gặp nhiều điều khiến họ tiếp tục phải phàn nàn.
Đại văn hào Shakespeare từng nói: "Cách suy nghĩ của bạn quyết định tầm cao của cuộc đời bạn. Không có điều gì gọi là tốt hay xấu trên thế giới, suy nghĩ quyết định tất cả những điều đó. Thay vì phàn nàn về mọi thứ, bạn hãy đối mặt và tìm kiếm cách thức để giải quyết vấn đề. Khi phàn nàn, bạn sẽ thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, việc không ngừng nỗ lực sẽ giúp bạn tiến lên và ngày một vươn xa.
Chỉ bằng cách đối mặt với cuộc sống một cách lạc quan và có trách nhiệm, bạn mới có thể giải quyết mọi vấn đề. Suy nghĩ tích cực hơn, bớt than phiền đi sẽ mang may mắn và thành công đến với bạn.
4. Hay khẩu nghiệp
Người xưa thường nói "Ngôn do tâm sinh" hay "Phúc họa từ miệng". Vận mệnh của một người tốt hay xấu, có thể suy từ cái miệng của họ có hay không có khẩu đức. Một người biết nói lời hay, trao ý đẹp thì cho dù là bản thân hay những người xung quanh đều nhận được phước lành. Ngược lại nếu miệng thường hay nói những lời không hay, không tốt, cay nghiệt, nguyền rủa,… thì phúc báo sẽ từ đó mà tổn thất rất nhanh.
Có một thực tế rằng sức mạnh của ngôn ngữ là không bao giờ nhỏ bé. Mệnh của một người tốt có thể tích phúc, giàu sang phú quý. Tuy nhiên, một người có mệnh tốt nhưng cái miệng không tốt thì phú quý cũng mất. Khẩu nghiệp là 1 trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Kiểm soát tốt cái miệng của bản thân cũng chính là bảo vệ được phúc đức của mình.
Nguồn: (Tổng hợp)