1. Keo kiệt với thời gian
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dùng tiền để mua nhiều thứ, làm nhiều điều khác nhau. Nhưng với thời gian đã trôi qua thì dù có tiền cũng không thể mua lại.
Nhiều người thường không biết quý trọng thời gian, lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, không mang đến giá trị thiết thực. Ngược lại, người thông minh và giàu có cực kỳ quý trọng thời gian. Họ trân quý từng giây, từng phút và dùng thời gian để làm tạo giá trị cho công việc và cuộc sống. Ngoài giờ làm việc, người có tư duy và nhận thức cao sẽ chăm chỉ học tập, trau dồi kỹ năng phát triển bản thân.
Thậm chí nếu để ý, bạn sẽ thấy khi nói chuyện, người giàu cũng thường đi thẳng vào vấn đề để tránh vòng vo, mất thời gian.
Cuộc đời của mỗi chúng ta được ghép nên từ những mảnh thời gian. Vì vậy, chúng ta cần học cách trân trọng và làm chủ thời gian. Bởi chỉ khi thực sự trân trọng, ta mới tiến tới thành công và giàu có. Còn những người không biết quý trọng thời gian sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.
(Ảnh minh họa)
2. Keo kiệt trong chuyện kết bạn
Người thật sự thông minh và giàu có thường rất "keo kiệt" trong chuyện kết bạn. Bởi họ biết cách sắp xếp hợp lý các mối quan hệ. Họ biết ai là người đáng để kết bạn và không muốn lãng phí thời gian và sức lực với những người không mang lại giá trị.
Hơn nữa, người giàu cũng rất thông minh trong vấn đề quản lý các mối quan hệ cá nhân. Họ cho rằng chỉ cần 2 - 3 người bạn thân thiết, chân thành còn hơn cả ngàn bạn bè mang tính chất xã giao. Điều này giúp người giàu có những mối quan hệ chất lượng, có thể hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Ngoài ra, thay vì dành thời gian cho các mối quan hệ giả tạo, người giàu sẽ chọn lọc trong giao tiếp. Họ quan tâm nhiều hơn đến cha mẹ, người thân, bạn bè chất lượng.
(Ảnh minh họa)
3. Keo kiệt khi phải từ bỏ
Sống ở đời, trong 10 việc đã làm thì thường có đến 8 - 9 việc không như ý muốn. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Trong hành trình cuộc đời, chúng ta không thể tránh khỏi thất bại. Nhưng sau mỗi thất bại, chúng ta cần dũng cảm đứng lên tiếp tục phấn đấu và coi thất bại là bài học kinh nghiệm. Thái độ đối mặt với thất bại sẽ tạo ra khoảng cách giàu - nghèo giữa con người.
Những người nghèo thường thiếu ý chí, bị thất bại đánh gục. Họ không thể vực dậy và cảm thấy chản nản, muốn từ bỏ mọi thứ. Vì vậy, người thiếu ý chí sẽ mãi nghèo khó, cuộc đời bấp bênh, không suôn sẻ.
Hơn nữa, nhiều người cũng có xu hướng thu mình lại, nghi ngờ bản thân khi gặp khó khăn. Kiểu suy nghĩ này chính là nguyên nhân khiến họ trở nên kém cỏi, khó phát triển bản thân.
Ngược lại, người thông minh và giàu có lại trân trọng thất bại. Họ coi thất bại là bài học kinh nghiệm quý giá. Sau những lần thất bại, họ sẽ bình tĩnh và lý trí vượt qua. Họ sẽ phân tích kỹ lý do thất bại, và dũng cảm làm lại từ đầu. Vì vậy, người giàu rất "keo kiệt", nhất định không chịu bỏ cuộc.
Lời của người giàu: “Càng có tiền càng phải keo kiệt - Keo kiệt không xấu hổ, sống trong nghèo khốn mới đáng xấu hổ!