Theo bác sĩ, từ nghiên cứu của Tây Ban Nha tiến hành trên 621 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và 1.205 bệnh nhân ung thư vú liên quan đến các thông tin như thời gian ăn uống, thói quen ngủ... cho thấy, so với những người đi ngủ ngay sau bữa tối, những người đi ngủ sau bữa tối hơn 2 giờ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 20%.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những người ăn tối sớm hơn và những người không ăn đêm có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chính bởi vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng, việc điều thời gian ăn có thể góp phần ngăn ngừa ung thư.
Bác sĩ Norihiro Sato chia sẻ, việc ăn tối sát giờ ngủ sẽ khiến đường huyết tăng cao vào ban đêm và cả khi ngủ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và sự phát triển của ung thư cũng như béo phì, tiểu đường... bởi nhu cầu sử dụng năng lượng khi ngủ là rất thấp, lượng calo nạp vào lớn sẽ được dự trữ dưới dạng chất béo thừa.
Cùng với đó, việc ăn sát giờ ngủ cũng khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi, thải độc mà phải làm việc liên tục ngay cả khi ngủ, điều này cũng hạn chế khả năng tự chữa lành của chúng.
Vi khuẩn bệnh nha chu có liên quan chặt chẽ đến ung thư đại trực tràng. Bác sĩ Norihiro Sato giải thích, một loại vi khuẩn gây bệnh nha chu có tên Fusobacteriatum đã được tìm thấy trong khoang miệng, phân và mô ung thư của bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Chúng sẽ di chuyển từ miệng đến ruột già tăng nguy cơ gây ung thư cho cơ thể.
Nhóm nha khoa tại Trường Nha khoa Đại học Tuft còn phát hiện, Fusobacteria nucleatum có thể gây viêm toàn thân và xâm lấn hệ thần kinh, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Mỹ trên 7.466 người cũng cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh nha chu có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 50%.
Nguyên nhân việc chăm sóc răng miệng có liên quan đến ung thư đại trực tràng là bởi, bệnh nha chu sẽ tạo ra phản ứng viêm mãn tính trong khoang miệng. Phản ứng viêm mãn tính giống như một “ngọn lửa nhỏ” nếu không được dập tắt thì sau thời gian dài sẽ gây tổn thương các cơ quan và mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, cần lưu ý chăm sóc răng miệng cẩn thận và thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng.
Ánh sáng là điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày nhưng nếu không cẩn thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bác sĩ Norihiro Sato chia sẻ, một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy phụ nữ sống ở khu vực có ánh sáng mạnh vào ban đêm có thể tăng nguy cơ ung thư vú lên 14%. Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể tác động đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu khác cho thấy so với những người ngủ trong phòng tối, những người ngủ trong phòng sáng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 2,8 lần.
Norihiro Sato phân tích, con người vốn là sinh vật thức dậy cùng ánh nắng, nghỉ ngơi và đi ngủ khi trời tối. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khiến môi trường xung quanh dù là ban đêm vẫn sẽ xuất hiện nhiều nguồn sáng khác nhau. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự cân bằng bên trong cơ thể cũng như các dây thần kinh tự trị và hormone, gây ra ung thư.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân không chỉ nên tắt đèn khi ngủ vào ban đêm mà còn che ánh sáng bên ngoài cửa sổ bằng rèm cản sáng, đồng thời cố gắng không sử dụng máy tính, điện thoại di động trước khi đi ngủ để tránh ánh sáng xanh ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Nguồn: edh.tw, pinterest