Khi nhận được căn nhà mới, ai cũng mong muốn trang trí nó thật đẹp để có không gian sống trong mơ. Thế nhưng, đôi khi sở thích lại không đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến đồ đạc trong nhà sớm bị hỏng hóc hoặc thừa thãi.
Điển hình như cô gái ở Trung Quốc dưới đây, vừa chuyển vào nhà mới không lâu đã đau đầu vì mọi thứ rối tung lên, tốn nhiều tiền mà nhà lại không ra gì. Cô tâm sự tự thấy "hận bản thân" tới mất ăn mất ngủ bởi sau 3 tháng về nhà mới, cô phát hiện ra tới 18 điều "vô tri" mình đã lỡ bỏ tiền vào. Bạn có thể tham khảo những lỗi rất phổ biến này để tránh trường hợp tương tự.
1. Cửa nhà vệ sinh bằng gỗ
Nhà vệ sinh thường ẩm ướt, do đó không nên chọn cửa làm bằng gỗ. Sau một thời gian, cửa gỗ sẽ bị ẩm và biến dạng, vừa mục vừa không đóng được. Thay vào đó, bạn nên chọn loại cửa có khả năng chống ẩm, chống mốc, đặc biệt là đối với nhà vệ sinh không có cửa sổ.
2. Đồ nội thất bằng gỗ ván dăm
Khi chọn gỗ cho đồ nội thất trong nhà, bạn không nên chọn gỗ ván dăm. Loại này được làm từ các mảnh vụn gỗ, mùn cưa và dăm gỗ, sau đó được trộn với keo và ép lại dưới áp lực cao khiến cho hàm lượng formaldehyde (chất gây hại) vượt quá mức cho phép. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả gia đình.
Vì vậy, đừng vì muốn tiết kiệm một ít tiền mà lại gây hại cho chính mình.
3. Sàn gỗ tự nhiên
Ngoài việc sàn gỗ tự nhiên giúp căn nhà trở nên đẳng cấp, sang trọng thì chúng lại tồn tại nhiều rắc rối hơn bạn tưởng. Giá thành cao không chỉ làm "cháy túi" mà loại sàn này còn rất "khó tính", đòi hỏi phải bảo dưỡng định kỳ. Nếu không lau chùi, bảo quản đúng cách, sàn có thể bị nứt. Vì vậy, sau khi nhìn bài học của cô gái, bạn nên chọn sàn gỗ công nghiệp vừa kinh tế, vừa đẹp và dễ bảo dưỡng hơn nhiều.
4. Bảng cầu dao tự động
Nhiều người nghĩ rằng cầu dao có dòng điện định mức càng lớn càng tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Việc chọn cầu dao phải dựa trên công suất điện của gia đình.
Nếu chọn loại có dòng điện quá nhỏ, cầu dao sẽ thường xuyên bị nhảy điện, rất phiền phức. Ngược lại, nếu chọn loại quá lớn, khi có sự cố điện, cầu dao không tự ngắt được có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
5. Rèm vải ghép
Dù rèm ghép nhìn có vẻ độc đáo nhưng điểm nối của loại rèm này rất dễ bị đứt hoặc xước. Rèm vốn đã nặng nên việc kéo ra kéo vào hàng ngày càng làm tăng áp lực lên các mối nối, dẫn đến hỏng hóc nhanh chóng.
Ngoài ra, khi chọn rèm, bạn nên ưu tiên loại vải chắn sáng tốt. Nếu không, sau này muốn ngủ nướng mà ánh sáng vào phòng thì sẽ rất khó chịu.
6. Tủ giày kín bưng
Khi thiết kế tủ giày ở khu vực cửa ra vào, bạn nên thiết kế tủ có đáy để trống chứ đừng làm tủ kín bưng như cô gái này. Như vậy, mỗi lần về nhà, bạn không cần mở cửa tủ để bỏ giày vào mà chỉ cần để giày ngay dưới tủ. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp giữ cho khu vực cửa ra vào luôn sạch sẽ và gọn gàng, đồng thời ngăn tủ bị bí mùi hôi.
7. Kệ mở
Loại kệ (hoặc tủ) mở trông có vẻ hiện đại và thời thượng nhưng thực sự rất dễ gây rắc rối. Thứ nhất là tốn công giữ vệ sinh vì bụi bẩn rất dễ bám vào. Thứ 2 là dễ bị bừa bộn, lộn xộn nếu bạn đặt quá nhiều đồ lên đó, dẫn tới việc không gian phòng trở nên kém thẩm mỹ.
8.Tủ lạnh gần bồn rửa
Khi bố trí tủ lạnh trong nhà, bạn cần tránh đặt gần bồn rửa trong bếp. Nước và điện là hai yếu tố đối nghịch với nhau, việc đặt tủ lạnh gần bồn rửa có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng ẩm ướt, thậm chí gây rò rỉ điện, rất nguy hiểm. Hơn nữa, điều này còn có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
9. Ghế treo
Ghế treo là món đồ được cô gái mua theo cảm xúc vì thấy đẹp và "chill", nhưng sau này mới thấy tần suất sử dụng rất ít nên rất lãng phí và chiếm diện tích. Giớ đây, chiếc ghế chỉ để chứa đồ đạc linh tinh. Điều này cũng vô tình làm tăng thêm gánh nặng dọn dẹp cho gia đình.
10. Gạch lát tường bị rỗng
Sau khi lát gạch trên tường, bạn cần kiểm tra xem có hiện tượng bị rỗng hay không. Nếu phát hiện có rỗng thì phải làm lại. Nếu không, gạch có thể bị rơi ra sau này, gây nguy hiểm.
11. Nội thất có góc nhọn
Tất cả các món đồ nội thất trong nhà, nhất là những món có góc nhọn thì bạn nên sửa lại ngay. Ttrẻ nhỏ hoặc ngay cả chính người lớn cũng rất dễ xảy ra va chạm và gây thương tích. Còn nếu bạn đã mua đồ nội thất có góc nhọn thì hãy nhớ dùng biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
12. Không dùng bọc ống tiêu âm
Bạn hãy nhớ xử lý các đường ống thoát nước trong nhà bằng các loại bọc tiêu âm. Nếu không, bạn sẽ thường xuyên phải nghe tiếng nước chảy từ ống thoát nước, rất khó chịu, đặc biệt là những ống nước kề cạnh phòng ngủ.
13. Thay đổi vị trí bồn cầu
Bạn tuyệt đối không nên di chuyển bồn cầu. Khi thiết kế, các kiến trúc sư chắc chắn đã xác định vị trí hợp lý nhất của bồn cầu, sao cho nó gần với ống thoát nước nhất. Nếu bạn di chuyển bồn cầu sẽ dễ gặp phải tình trạng tắc nghẽn sau này.
Nếu có lý do khiến bạn thực sự cần phải đổi vị trí bồn cầu, hãy lưu ý rằng nếu khoảng cách giữa vị trí mới và cũ vượt quá 5cm thì ống nước phải được thiết kế lại với độ nghiêng hợp lý.
14. Lắp hệ thống sưởi ấm sàn
Khi lắp đặt hệ thống sưởi ấm sàn, bạn cần chú ý sắp xếp các dây dẫn sưởi ấm một cách hợp lý, sau đó tiến hành làm phẳng bề mặt nền. Cuối cùng mới lắp sàn.
Bạn không nên lắp đặt sàn gỗ vì sàn sẽ dễ bị biến dạng nếu nhiệt độ bên dưới cao quá. Thay vào đó, bạn nên chọn lắp gạch. Nếu chọn sàn gỗ, hãy sử dụng sàn gỗ công nghiệp, vì sàn gỗ ép sẽ thải ra nhiều formaldehyde khi gặp nhiệt độ cao.
15. Phào chân tường nhựa
Bạn tuyệt đối không nên vì tiết kiệm chi phí mà chọn những loại phào chân tường bằng nhựa giá rẻ vì "tiền nào của nấy". Chất lượng của loại này thực sự rất kém, trông rõ rẻ tiền và kém sang. Hơn nữa, độ bền của loại phào này cũng rất thấp, có thể bị rơi hoặc bong ra sau một thời gian ngắn sử dụng.
16. Nội thất gỗ tự nhiên
Nhiều người thường nghĩ rằng nội thất làm từ gỗ tự nhiên có chất lượng tốt, chưa đựng giá trị sưu tầm và có khả năng giữ giá. Nhưng khi dùng sẽ thấy nhược điểm của loại nội thất này thường rất cồng kềnh và nặng nề, khiến cho không gian nhà chật chội hơn. Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng, bạn còn phải thường xuyên bảo trì, nếu không rất dễ bị nứt, hư hỏng.
17. Lắp khung cửa
Khi làm khung cửa, bạn cần khớp với thời gian lát sàn. Nếu chưa lát sàn mà đã lắp khung cửa, hãy nhớ để lại đủ chiều cao phần sàn lát này. Nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng cửa sau khi lắp xong sẽ khó di chuyển cánh, thậm chí là không thể đóng kín được.
Nguồn: 163.com