Thực tế, muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu. Đồng thời có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh. Khi được cung cấp lượng muối phù hợp, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến huyết áp và tăng nguy cơ cao huyết áp... Thứ hai, chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và khiến bạn dễ mắc bệnh thận. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối cũng sẽ làm tăng sự bài tiết các ion canxi, khiến bệnh loãng xương dễ nhắm vào bạn hơn. Nghiêm trọng hơn, các tình trạng như viêm, ung thư, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ... đều có thể được gây ra bởi thói quen ăn nhiều muối.
Khi cơ thể bạn gặp phải bất kỳ thay đổi nào sau đây mà không có lý do rõ ràng, đó là lúc bạn nên giảm lượng muối!
1. Đi tiểu thường xuyên
Nếu bạn nạp quá nhiều muối, thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng muối dư thừa kịp thời và việc đi tiêu sẽ trở nên thường xuyên hơn.
Màu nước tiểu cũng bắt đầu thay đổi vì dư thừa natri sẽ gây ra tình trạng mất nước, nếu không được cung cấp nước kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm.
2. Ngón tay trở nên dày hơn
Nếu cân nặng không có sự thay đổi đáng kể nhưng ngón tay của bạn lại đột nhiên trở nên dày hơn, bạn nên cảnh giác với tình trạng giữ nước do ăn quá nhiều muối.
Ngoài ngón tay, các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể bị sưng, phù nề bất thường, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy do ăn thừa muối, bao gồm bàn chân và bắp chân, bàn tay, bọng mắt...
3. Khô miệng
Sau khi nạp quá nhiều muối, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nước - muối, để khôi phục lại sự cân bằng, não sẽ phát ra tín hiệu khát để nhắc nhở bạn uống nhiều nước hơn. Điều này gây ra tình trạng khô miệng, làm tăng cảm giác vị đắng trong miệng.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, dạ dày của bạn sẽ bị tích nước hoặc tăng co thắt, khiến bạn luôn có cảm giác đầy hơi, tức bụng dù không ăn quá no.
Nếu muốn kiểm soát lượng muối ăn vào, bạn có thể chọn ăn nhiều thực phẩm tự nhiên hơn hoặc chỉ ăn đồ luộc, hấp... Bạn cũng có thể chọn sử dụng các loại gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn và ưu tiên thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn.
Theo Trường Y khoa Harvard, có 6 mẹo đơn giản để bạn cắt giảm lượng muối ăn vào mà không khiến bạn cảm thấy mất ngon với những bữa ăn.
- Chọn thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu. Thực phẩm đóng hộp, chế biến và đông lạnh thường chứa nhiều muối.
- Đọc nhãn và chọn sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Khi bạn mua thực phẩm chế biến sẵn, hãy chọn những món có hàm lượng natri nhỏ hơn hoặc bằng lượng calo trong mỗi khẩu phần.
- Biết nơi ẩn giấu natri. Một số loại thực phẩm có hàm lượng natri cao nhất phổ biến như pho mát chế biến sẵn, xúc xích, giăm bông, sốt cà chua... Hãy biến những món này thành một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của bạn.
- Khi đi ăn ngoài, hãy chú ý đến hàm lượng muối. Một số chuỗi nhà hàng và nhà hàng thức ăn nhanh có thể chứa tới 5.000 đến 6.000 miligam natri mỗi khẩu phần - gấp khoảng bốn lần giới hạn lành mạnh hàng ngày.
- Giảm bớt khẩu phần ăn của bạn bằng cách bỏ qua khẩu phần siêu lớn hoặc dùng chung một món ăn hoặc cố gắng tìm những lựa chọn có lượng natri thấp hơn. Khi đi ăn ngoài, hãy yêu cầu món ăn của bạn được chế biến với ít muối hơn.
- Sử dụng "ngân sách" natri của bạn một cách khôn ngoan. Thay vì chi tiêu lượng natri cho phép của bạn vào đồ ăn nhẹ mặn và thực phẩm chế biến nhiều, hãy sử dụng một lượng nhỏ muối để tăng hương vị của nông sản, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu cũng như các thành phần tốt cho sức khỏe khác.
- Rèn luyện vị giác của bạn. Một nghiên cứu cho thấy mọi người thích những thực phẩm có hàm lượng natri thấp gần giống như những thực phẩm thường bị quá tải natri. Bạn có thể thay đổi vị giác để thưởng thức các món ăn được chế biến với ít natri hơn.
Nguồn và ảnh: Eat This, The Healthy