Bạn có phải một người thích thú với Công nghệ?
Nếu bạn thích ngồi lướt web, chơi facebook hay thích tậu laptop, điện thoại đời mới nhất, cấu hình tốt, công nghệ cao… thì xin chúc mừng, bạn đã đặt một chân vào ngành CNTT!
Vì đó là những chỉ số cơ bản của một người thích thú với Công nghệ và cũng là bước đệm của một Lập trình viên. Bởi họ yêu thích Công nghệ, luôn sống cùng Công nghệ.
Bạn Vũ Thế Dũng – Lập trình viên của 1 công ty phần mềm Nhật Bản, cựu học viên của Aptech, cơ sở 285 Đội Cấn, Hà Nội chia sẻ: “Trước mình rất thích những món đồ Công nghệ, điện thoại cũng phải mới nhất, cấu hình tốt, chống nước, chơi game mình cũng tò mò không hiểu người ta làm game kiểu gì, và thế là mình theo ngành CNTT với cái duyên cực kì đơn giản”.
Bạn Vũ Thế Dũng hiện giờ đang làm các dự án outsource làm website, App, game cho một công ty outsource Amana Images của Nhật.
Bạn có thể ngồi lì hàng giờ nghịch điện thoại, máy tính
Nếu thời gian ngồi máy tính trung bình của bạn lên tới 2 tiếng một ngày hoặc nhiều hơn chỉ để lướt facebook, chơi game… mà không thấy chán hay mệt thì có thể nói, bạn đã được liệt kê vào những người có độ lì ngang tầm với một lập trình viên.
Anh Nguyễn Hà Đông - triệu phú ‘Flappy Bird’ được nằm trong top “10 triệu phú Internet phất lên từ con số 0” (theo soha.vn) cũng bắt đầu từ việc ngồi lì trước máy tính trong nhiều giờ chỉ để chơi game.
Trong suốt thời gian tồn tại, game Flappy Bird đã giúp Nguyễn Hà Đông kiếm được khoảng 50.000 USD (khoảng hơn 1 tỷ đồng) mỗi ngày và khoảng 3 triệu USD từ quảng cáo trong game, cho dù đây là một game hoàn toàn miễn phí.
Bạn muốn một công việc thú vị, luôn gặp những điều mới mẻ
CNTT là một ngành liên tục thay đổi và phát triển và bạn sẽ cần phải phát triển cùng với nó để có thể tồn tại. Đi theo ngành này, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều khách hàng cả trong nước và quốc tế, có cơ hội tiếp xúc với tất cả các ngành nghề khác nhau như giao thông vận tải, kinh doanh buôn bán… Bởi tất cả mọi ngành nghề bây giờ đều không thể nào sống thiếu CNTT, nếu họ không cập nhật thì họ sẽ sớm bị tàn lụi như các đại gia “vang bóng một thời” Nokia, Yahoo…
Vì thế, nếu bạn là một người ghét sự nhàm chán, yêu thích những điều mới mẻ, luôn muốn tạo cho mình những thử thách mới thì CNTT sẽ là ngành nghề mang đến cho bạn không ít sự bất ngờ.
Bạn là người thích làm việc trong môi trường ngoại
Bạn thích ‘ngao du muôn lối’, thích sống ở trời Tây và đi vòng quanh thế giới. Bạn cũng thích làm việc gì đó mà vừa làm vừa chơi mà vẫn có tiền tiêu thì chẳng có ngành nào phù hợp hơn ngành CNTT.
CNTT là một ngành kết nối toàn cầu, vì thế, khi gia nhập ngành này, bạn sẽ được làm việc trong một môi trường "ngoại" - làm việc với người nước ngoài, ở nước ngoài, cơ sở vật chất hiện đại – thì hãy chọn ngành CNTT vì đây chính là ngành ‘sinh ra là dành cho’ những con người yêu thích du lịch.
Nghề gì mà không thất nghiệp lại còn "hái ra tiền"?
Ai chẳng thích ra trường kiếm ngay được việc, mà việc còn lương cao, thăng tiến nhanh thì còn gì bằng. Ngành CNTT đang là một trong những ngành có ‘sức quyến rũ’ hàng đầu tại Việt nam hiện nay. "Quyến rũ" bởi mức lương trung bình dành cho người mới ra trường rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng (theo Vnexpress). Đặc biệt hơn, nhân sự trong ngành này lại đang đứng trong top “thiếu hụt trầm trọng”. Vì thế, sinh viên hiện nay ai cũng nhòm ngó để tìm kiếm cho mình một vị trí trong ngành này.
Nếu như bạn có kinh nghiệm trong nghề từ 2 - 3 năm, mức lương của bạn sẽ cao lến rất nhiều và cơ hội tiến lên các vị trí cao hơn cũng là điều không xa.
Anh Hồ Sơn Tùng - Giám đốc Công nghệ công ty Cổ phần Giải pháp Lạc Hồng chia sẻ: “Trước tôi học khoa Năng lượng của trường Đại học Thuỷ lợi nhưng vì yêu thích CNTT nên tôi chuyển sang khoa CNTT và học song song ở Aptech, cơ sở 285 Đội Cấn, Ba Đình, từ đó theo ngành này luôn”.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, mỗi tháng, anh Hồ Sơn Tùng nhận về mức lương xứng đáng là gần 2000 USD
Trắc nghiệm bản thân
Ngoài 5 điều trên, bạn có thể tham khảo bài đánh giá năng lực CNTT của một số Tập đoàn CNTT quốc tế như Aptech, Microsoft, IBM… Đây cũng là phương pháp khoa học nhất để giúp bạn đo được mình và ngành CNTT có "thuộc về nhau" không.