Trong giai đoạn trực, kỹ sư có trách nhiệm đảm bảo các máy chủ hoạt động thông suốt cho dù có chuyện gì xảy ra. "Vào những tuần trực, tôi không ra khỏi thị trấn vào cuối tuần, không uống quá nhiều khi tụ tập với bạn bè và quan trọng nhất, tôi luôn phải mang theo và phản hồi thông tin từ một chiếc điện thoại có thể vang lên bất kì lúc nào, kể cả khi ngủ." - Keith Adams, một kỹ sư đang làm việc tại Facebook chia sẻ.
"Các "vách ngăn" không hề tồn tại ở Facebook."
Một kỹ sư khác chia sẻ nặc danh trên
mạng xã hội Quora rằng: "Ở hầu hết các công ty, nhân viên thường dựng lên một "vách ngăn" giữa tính cách trong công việc và cá tính cá nhân, điều này tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn." Tuy nhiên, vì văn hóa của Facebook là khuyến khích nhân viên "là chính mình" nên đã tạo ra xu hướng có phần thiếu chuyên nghiệp.
"Phần lớn ban lãnh đạo ít tập trung vào việc xây dựng đội ngũ."
Phương châm khi làm việc ở Facebook là "để lại dấu ấn" khiến cả công ty này tập trung vào các thành tích cá nhân hơn là thành công của cả nhóm, một nhân viên từng làm việc tại đây cho hay.
"Đừng phàn nàn với tôi về Facebook bởi vì tôi đang làm việc ở đây."
Vợ của một nhân viên từng làm việc ở Facebook nói chồng bà nhận được được rất nhiều phàn nàn về mạng xã hội này từ bạn bè và người thân, chỉ vì ông đang làm việc ở đó.
"Mặc dù chỉ là vợ của một nhân viên Facebook, tôi cũng thường xuyên được hỏi về cách sử dụng các thiết lập riêng tư cứ như kiểu tôi mặc định biết chúng khi kết hôn với chồng làm việc tại Facebook vậy."
"Bạn thuộc về một công ty lớn nhưng luôn cố gắng hoạt động như một công ty vừa thành lập."
Một cựu nhân viên nói mặc dù Facebook đã là một "đế chế" lớn trong làng
công nghệ thì công ty này luôn cố hoạt động theo cách của một dự án khởi nghiệp trẻ. Ông cho rằng nó khá... kì quặc.
"Nhóm của tôi không hề được quan tâm."
"Vào ngày cuối cùng tôi thực tập ở Facebook, cả nhóm đã quyết định không đáng để viết lại dự án được giao." Người này chia sẻ thêm nếu như Facebook truyền đạt đến nhóm với một tầm nhìn rõ ràng hơn thì nhóm thực tập đã có thể cải thiện dự án đáng kể và để lại một dấu ấn nào đó tại đây.
"Bạn vẫn chưa dựng lên một công ty thú vị của riêng mình."
Không ít nhân viên Facebook chia sẻ một trong những điều tồi tệ nhất khi làm việc ở đây là việc họ chưa thực hiện được một điều gì đó cho riêng mình, họ vẫn đang làm việc để xây lên ước mơ của người khác.
"Đây có thể là trải nghiệm công việc chuyên nghiệp tệ nhất của tôi cho tới nay."
Một cựu nhân viên chia sẻ nặc danh: "Tôi đóng vai trò là một nhà thầu, thay chỗ một nhân viên vừa nghỉ sinh con và được giao việc với quá ít sự hỗ trợ hay hướng dẫn, phục vụ hai trong số những lãnh đạo tệ nhất tôi từng làm việc cùng."
"Mọi người nói chuyện với nhau bằng giọng điệu tự cao."
Cũng theo một cựu nhân viên, anh không cảm thấy đồng nghiệp của mình ở Facebook là những người dễ chịu. "Tôi thấy họ quá còn kéo bè kéo phái nữa và thẳng thắn mà nói họ khá thô lỗ."
"Tôi bị yêu cầu làm những việc chẳng liên quan."
"Nhóm tôi tham gia coi tôi như... rác rưởi vậy và tôi bị yêu cầu làm những điều rất không liên quan như xếp đồ giặt là cho giám đốc bị lẫn với quần áo bẩn của vợ ông."
"Người hướng dẫn thiếu định hướng rõ ràng, tất cả như một trò chơi dự đoán và tôi như kiểu ngay lập tức được xác định sẽ thất bại."
Sau một dự án kéo dài 10 ngày, một cựu nhân viên nói nhóm anh tham gia thậm chí còn không màng tới chuyện nhận xét những gì nhân viên này làm. "Lúc đó, tôi quyết định thôi việc ngay lập tức."
"Zuck và Sheryl đôi khi khá tự cao."
Nhắc đến người sáng lập kiêm CEO Facebook
Mark Zuckerberg và nhân viên cấp cao Sheryl Sandberg, một nhân viên Facebook phàn nàn rằng họ dành quá nhiều thời gian cho những "hoạt động bên ngoài" và sao chép đối thủ.
"Quá để tâm đến Google."
Mặc dù chưa từng làm việc tại Facebook, một người dùng Quora chia sẻ anh thường được mời đến tham dự các buổi hội thảo công nghệ của Facebook và chẳng tìm thấy tại đó điều gì đáng ngạc nhiên.
"Hầu hết mọi lúc Facebook đều quá để tâm đến Google hơn là tập trung vào sức mạnh cốt lõi và sứ mệnh của mình."
"Ngoại trừ thức ăn và đồ uống miễn phí - không gian làm việc rất tệ."
"Khi bạn ngồi trong một căn phòng có hàng dài những chiếc bàn kiểu picnic với nhân viên ngồi nối tiếp nhau và không có tính riêng tư gì cả, tôi rất tiếc...". Người nhân viên này phàn nàn về không gian làm việc thiếu chuyên nghiệp.
"Tôi thấy có rất nhiều quyết định được đưa ra bởi thực tập sinh."
Philip Su, một kỹ sư phần mềm tại Facebook, từng chia sẻ trên blog của mình rằng: "Tôi thấy có rất nhiều quyết định được đưa ra bởi một nhóm kỹ sư đơn thuần. Hoặc một kỹ sư và một nhà thiết kế khi ăn trưa. Hoặc thậm chí là bởi thực tập sinh. Họ chẳng cần báo cáo với cấp quản lý. Kiểu quyết định tự do này tạo ra sự thiếu hiểu rõ về cách một tập toàn hoạt động."
"Nhận ra rằng công ty này chẳng hề có tương lai trên di động."
Một nhân viên phàn nàn rằng Facebook không có "tương lai trên nền tảng di động" bởi ứng dụng Facebook quá "cồng kềnh" và ngốn pin
smartphone. Anh cho rằng Facebook có thể sẽ sớm mất một lượng lớn người dùng di động.
"Làm việc ở Facebook đôi khi đồng nghĩa với việc tốn cả đống thời gian... lướt Facebook."
"Thực tế của việc chạy thử các đoạn mã là lướt Facebook và nó đôi khi gây ra sự mất tập trung." - Felipe Oliveira, một cựu thực tập sinh Facebook chia sẻ.
"Bạn chẳng bao giờ thực sự rời bỏ công việc, kể cả khi đi nghỉ."
Sunayana Sen, làm việc tại Facebook Ấn Độ, nói kể cả khi bạn không làm việc thì bạn vẫn luôn bị nhắc nhở về nó. "Mỗi nhóm dự án đều có các Facebook Group riêng, do đó thông báo được gửi về liên tục và bạn chẳng bao giờ thực sự rời bỏ công việc, kể cả khi đi nghỉ."
"Một lượng lớn email nội bộ, hơn 1.600 một ngày."
Một cựu nhân viên có tên Thomas Moore chia sẻ mỗi ngày anh nhận được hơn 1.600 email nội bộ.
(Tham khảo: Business Insider)