2 điều “đại kỵ” phải tránh: Một, dùng miệng để can thiệp vào cuộc sống của người khác; hai là, dùng bộ não của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của chính bạn

Như Quỳnh, Theo Thể thao văn hoá 16:53 24/12/2022
Chia sẻ

Trên mạng có người đặt ra một chủ đề như này: "Những lời khuyên tối giản nhất về cuộc sống?".

Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt yêu thích như sau: "Đời người có hai điều cố gắng làm ít lại: một là dùng miệng mình can thiệp vào cuộc sống của người khác, hai là dùng não của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của mình".

Chúng ta có thể cho người khác nhiều lời khuyên, nhưng không thể trả giá cho những thất bại của họ.

Người khác có thể thay bạn làm rất nhiều việc, nhưng không bao giờ có thể đồng cảm với bạn.

Ai sống cuộc sống người đó, giữ chừng mực trong quan hệ cá nhân, đó mới là cách sống của người thông minh.

01

Đừng dùng miệng mình chỉ đạo cuộc sống của người khác

Có một thanh niên nọ, cậu vô cùng yêu thích văn học.

Cậu viết thư cho một nhà văn đồng thời gửi kèm tác phẩm của mình cho nhà văn đó, muốn nhờ nhà văn đánh giá xem liệu mình có năng khiếu trên con đường văn học hay không.

Nhà văn xem xong, nhận thấy tác phẩm của cậu thanh niên rất bình thường, không có điểm nhấn.

Nhưng ông vẫn phản hồi lại cậu thanh niên rằng "Tác phẩm của cậu không tồi", đồng thời khích lệ cậu thanh niên tiếp tục viết lách.

Cậu thanh niên đọc xong phản hồi của nhà văn đã rất vui mừng, cậu bỏ công việc đồng áng, dành toàn bộ thời gian của mình cho việc viết lách.

Nhưng cuối cùng, cậu không những không tạo được chỗ đứng trên diễn đàn văn học, mà còn phải sống cuộc sống nghèo khó cả đời.

Nhà văn kia sau khi biết chuyện đã rất hổ thẹn, ông không ngờ rằng một câu nói bâng quơ của mình thôi lại có thể khiến cuộc đời của người khác khốn đốn như vậy.

Càng trải nghiệm nhiều, bạn sẽ càng nhận ra được một điều rằng, trên thế giới này, không có hai chiếc lá giống hệt nhau.

Cùng một kịch bản, nhưng chưa chắc đã phù hợp với hai người khác nhau.

Rất nhiều khi, xuất phát từ ý tốt, chúng ta đưa ra những góp ý cho cuộc sống của người , nhưng kết quả lại thường không được như ý.

Một nhà sáng tạo nội dung tên Hà Lâm Bảo từng kể một câu chuyện về người em họ của mình như này.

Năm 2012, Lâm Bảo tốt nghiệp đại học, với nhiệt huyết tuổi trẻ, anh lên thành phố lớn lập nghiệp.

3 năm sau, nhờ tài ăn nói, Lâm Bảo có một sự nghiệp vững chắc, một mức lương khá và một cuộc sống sung túc tại thành phố.

Lúc này, cậu em họ của anh ở quê lại đang sống một cuộc sống khá nhàn rỗi với một mức lương trung bình.

Cứ mỗi lần nhìn thấy cậu em họ, anh sẽ không nhịn được mà nói:

"Em đang ở độ tuổi đẹp nhất, không nên ở đây rồi làm cái công việc không có chút ý nghĩa nào như này, lên thành phố bôn ba cho nên người đi!".

Người em họ bình thường cũng không phải người tham vọng, bình thường ngoài công việc cũng chỉ thích chơi game.

Sau nhiều lần nghe anh trai khuyên bảo, cậu em họ cuối cùng cũng xin nghỉ việc, rời quê nhà lên thành phố lập nghiệp.

Nhưng bất ngờ là, cậu em họ không những không kiếm được tiền mà còn suýt bị trầm cảm.

Ngày xưa lúc ở quê, cậu thích đi chơi với bạn bè người thân, lương tuy không cao, nhưng cũng đủ lo cơm ăn áo mặc.

Nhưng lên thành phố, áp lực công việc, sự cô đơn, tất cả khiến cậu kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trong suốt 2 năm, không những không học thêm được gì, ngược lại tính cách còn ngày một trầm, dễ cáu gắt, chán nản hơn.

Có người từng nói: "Đừng dễ dàng đưa ra lời khuyên cho người khác. Kinh nghiệm sống thiên lệch, hạn hẹp và sai lầm của chúng ta đôi khi không đủ để hướng dẫn cho người khác".

Đường của ai người đó cần tự mình bước đi, tất cả chúng ta phải tìm thấy bản sắc của mình thông qua sự trưởng thành của chính bản thân.

Đường đời, có nhiều hơn một làn, và cũng có nhiều hơn một cách sống.

Thói quen đưa tay ra chỉ điểm cách sống của người khác rất nhiều khi không phải là lòng tốt mà là một loại tàn nhẫn.

2 điều “đại kỵ” phải tránh: Một, dùng miệng để can thiệp vào cuộc sống của người khác; hai là, dùng bộ não của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của chính bạn - Ảnh 1.

Hình chỉ mang tính minh họa

02

Đừng dùng cái đầu của người khác để sắp xếp cuộc sống của mình

Chỉ biết nghe theo ý kiến của người khác, sẽ chỉ khiến bạn quên đi tiếng lòng của chính mình.

Một tác gia nọ có một người bạn gái, lúc còn chưa yêu nhau, người bạn gái rất thích đọc các chuyên mục tư vấn chuyện tình cảm.

"Chuyên gia" nói gì cô ấy cũng sẽ tin vô điều kiện.

Các "chuyên gia tình cảm" nói: "Yêu một người là trong vòng 4 tiếng phải trả lời tin nhắn của cô ấy một lần, ghi nhớ từng ngày kỉ niệm, mua quà cho cô ấy.

Cô ấy nói gì cũng đúng, cô ấy giận thì cần phải lập tức nhận sai, không sai cũng là lỗi của mình. Phải đối xử với cô ấy như công chúa vậy".

Người bạn gái rất tin vào những lời nói này.

Sau này, cô có bạn trai, chính là nhà văn đó.

Lúc yêu nhau, một tháng cũng phải kỉ niệm, ba tháng cũng phải kỉ niệm, Tiết trồng cây cũng kỉ niệm, Ngày lao động cũng kỉ niệm, đến Tiết thanh minh cũng phải kỉ niệm.

Bạn trai một tuần không tặng hoa, không tạo bất ngờ, liền nói là hết yêu.

Bạn trai nói cô ấy chọn quà, cô ấy lưỡng lự cả ngày không biết mình muốn gì.

Còn nói: "Chuyên gia nói rằng, một người đàn ông đến những điều nhỏ nhặt như vậy mà cũng không thèm nghĩ, vậy thì là không yêu rồi".

Kết quả cuối cùng không cần nghĩ cũng biết: nhà văn không chịu được, nói lời chia tay với bạn gái.

Có một câu nói như thế này: "Điều ngu xuẩn nhất trong cuộc đời chính là dùng đầu của người khác suy nghĩ về cuộc sống của chính mình".

Người khác nói trước 30 tuổi phải có nhà có xe, vậy là bạn từ bỏ kế hoạch khởi nghiệp, dành tất cả tiền có được đi mua nhà mua xe, rồi vừa sống vừa dè sẻn.

Người khác nói sau 25 tuổi mà không lấy chồng thì là ế, vậy là bạn vội vàng lấy một người được giới thiệu dù chẳng yêu thương gì nhau.

Người khác nói trên 50kg là béo, vậy là bạn đâm đầu vào giảm cân bất chấp sức khỏe của mình…

Sau cùng mới phát hiện ra, bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và công sức để làm hài lòng những người xung quanh, trong khi người duy nhất bạn phụ lòng, lại chính là bản thân mình.

Nietzsche từng nói: "Đừng để bộ não của chúng ta trở thành đường đua của người khác".

Đúng vậy, ảo tưởng bản thân trong nhận thức của người khác thực ra chính là nuông chiều sự lười biếng trong tâm hồn của chính mình.

Cố chấp, bướng bỉnh tuy không tốt, nhưng quá nghe lời người khác, cũng sẽ chỉ khiến bạn đánh mất hạnh phúc của chính mình.

2 điều “đại kỵ” phải tránh: Một, dùng miệng để can thiệp vào cuộc sống của người khác; hai là, dùng bộ não của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của chính bạn - Ảnh 2.

03

Để người khác là người khác, cho bản thân làm chính mình

Trong bộ phim "Nhất đại tông sư", có một câu nói như thế này:

"Người học võ phải trải qua tổng cộng 3 giai đoạn: thấy mình, thấy trời đất, thấy chúng sinh."

Khi nhìn thấy sự bao la của thế giới và sự bao la của mọi sinh mệnh trên đời, bạn sẽ hiểu ra được rằng: thế giới này là đa dạng, không phải đơn nhất.

Mọi nhân sinh quan và cách sống trên đời đều không phân cao thấp, không có đúng sai.

Cách sống tỉnh táo nhất đó là: để người khác là người khác, cho bản thân là chính mình.

Một nhà sáng tạo nội dung có nickname Andy từng chia sẻ câu chuyện của mình.

Anh sinh ra ở một vùng quê nghèo, từ nhỏ đã không được tiếp xúc với quá nhiều thông tin về thế giới bên ngoài.

Nhưng vốn là một người hiếu học, bằng nỗ lực của bản thân, anh thi đỗ vào một ngôi trường đại học có tiếng trên thành phố.

Sau khi vào đại học, anh cảm thấy một sự xung đột trong thế giới quan của mình.

Ngày trước ở quê, người lớn nói với anh rằng không ăn mì sẽ không thể phát triển khỏe mạnh.

Nhưng ở đây, anh phát hiện ra có rất nhiều người không ăn mì, thậm chí có người mỗi bữa chỉ ăn bít tết và salad.

Ngày trước ở quê, thầy giáo nói với anh rằng, ai nhuộm tóc thì đều là học sinh hư.

Nhưng ở đây, anh nhận ra rằng kể cả những người nhuộm tóc bảy sắc cầu vồng thì điểm vẫn cao và nhân cách vẫn tốt.

Anh bắt đầu nhận ra rằng: "Thế giới này không có trắng đen rõ ràng, kinh nghiệm của người khác cũng chưa chắc đã đúng hoàn toàn".

Hay nói về chuyện công việc, hai lời khuyên anh thường được nghe nhiều nhất thường là:

"Học sư phạm ấy, sau này ra làm thầy giáo, vừa ổn định vừa nhàn hạ".

"Giờ máy tính phổ biến lắm, hay cứ học chuyên ngành liên quan đến máy tính đi, đảm bảo không sợ thất nghiệp".

Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, anh đều thấy hai ngành này không hợp với mình, vì vậy mà không do dự đi theo ngành truyền thông.

5 năm trong ngành, anh dần trở thành một nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng, sở hữu mức lương nhiều người mơ ước.

Một ngày nọ, cậu em họ thi đại học xong đã ghé qua nhà thăm anh.

Lúc ăn cơm, anh nói rất nhiều, đang lúc định khuyên cậu em họ theo học ngành truyền thông rồi sau này ra làm công việc giống mình thì anh bỗng nhớ ra khoảng thời gian khởi nghiệp vất vả ngày xưa, nên đã im lặng, không nói gì thêm.

Andy có nói một câu như thế này:

"Đời người không có cái gọi là đáp án tiêu chuẩn, ai cũng có quyền lựa chọn cuộc sống mà mình mong muốn.

Bạn không cần dùng tiêu chuẩn của người khác để trói buộc mình, và cũng không cần dùng thước đo của mình để đo đạc lựa chọn của người khác".

Khi bạn trải đủ rồi, nhìn được đủ xa rồi, bạn tự nhiên sẽ hiểu ra được rằng, đời người, không chỉ có một cách sống.

Cho phép bản thân khác với người khác, bạn tự nhiên sẽ khác biệt.

Cho phép người khác khác bạn, bạn tự dưng sẽ dung nạp được rất nhiều thứ.

2 điều “đại kỵ” phải tránh: Một, dùng miệng để can thiệp vào cuộc sống của người khác; hai là, dùng bộ não của người khác để suy nghĩ về cuộc sống của chính bạn - Ảnh 3.

04

Adler có một câu nói nổi tiếng như thế này: "Về cơ bản, tất cả các xung đột trong mối quan hệ giữa các cá nhân đều phát sinh từ việc can thiệp vào câu hỏi của người khác hoặc câu hỏi của chính mình bị người khác can thiệp".

Cái gọi là "câu hỏi" thực chất là những vấn đề của cuộc sống.

Vì vậy, nếu một người muốn sống hạnh phúc, điều quan trọng nhất là "không can thiệp vào câu hỏi của người khác" và "không để người khác can thiệp vào câu hỏi của mình".

Biết mình, mới có thể là chính mình. Biết người, mới có thể tôn trọng người khác.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày