2 chiêu lừa đảo móc sạch tiền trong tài khoản nạn nhân, hơn 18 nghìn tỷ đồng rơi vào tay kẻ xấu

KV, Theo Đời sống pháp luật 10:08 26/08/2024
Chia sẻ

Tình trạng giả mạo nhân viên hỗ trợ các công ty lớn không phải mới, tuy nhiên nó lại được kẻ lừa đảo sử dụng cực kỳ hiệu quả để lấy sạch tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Tội phạm lừa đảo tại Hong Kong ngày một gia tăng, theo thông tin từ Cảnh sát Hong Kong, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, đã ghi nhận tổng cộng 2716 vụ lừa đảo giả mạo nhân viên hỗ trợ. Số tiền mà những kẻ lừa đảo lấy được sau khi vét sạch tài khoản của các nạn nhân cũng là con số khổng lồ khoảng 5,7 tỷ HKD (hơn 18 nghìn tỷ đồng). 

Đáng chú ý, chỉ trong tháng 7/2024, số vụ lừa đảo lên đến 1111 vụ và tổng thiệt hại gần 2 tỷ HKD (hơn 6,2 nghìn tỷ đồng). 

2 chiêu lừa đảo móc sạch tiền trong tài khoản nạn nhân, hơn 18 nghìn tỷ đồng rơi vào tay kẻ xấu- Ảnh 1.

Chiêu trò lừa đảo mạo danh nhân viên hỗ trợ gọi điện không phải mới nhưng đã khiến nhiều người sập bẫy

Thủ đoạn của tội phạm này là giả mạo nhân viên hỗ trợ từ các công ty lớn như Taobao và WeChat. Những kẻ lừa đảo này thường liên hệ với nạn nhân thông qua điện thoại, tự nhận là nhân viên của các dịch vụ trực tuyến nổi tiếng và yêu cầu họ xác nhận thông tin cá nhân. Nạn nhân sau khi tin tưởng có thể bị dụ dỗ chuyển tiền vào các tài khoản mà kẻ gian chỉ định.

Một số khác là hình thức dụ dỗ tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc chứa mã độc rồi chiếm quyền kiểm soát thiết bị. Nếu người dùng cài đặt các ứng dụng này, kẻ gian có thể thâm nhập mọi nơi trên điện thoại, kể cả ứng dụng ngân hàng hay ví điện tử. Sau đó, toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ bị chuyển đi. Đến khi nạn nhân phát hiện thì đã mất sạch tiền trong tài khoản.  

2 chiêu lừa đảo móc sạch tiền trong tài khoản nạn nhân, hơn 18 nghìn tỷ đồng rơi vào tay kẻ xấu- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mới đây, phóng viên của một số tờ báo tại Hong Kong cũng đã nhận được nhiều cuộc gọi lừa đảo với nội dung tương tự. "Xin hỏi bạn có phải là chủ số điện thoại này không? Tôi là nhân viên hỗ trợ chính thức của WeChat, thông báo rằng gói dịch vụ 'triệu chứng bảo vệ' mà bạn đã đăng ký miễn phí sắp đáo hạn. Nếu bạn không hủy bỏ, mỗi tháng sẽ có số tiền tự động bị trừ từ tài khoản ngân hàng của bạn". Đây là những gì mà nhiều người dân Hong Kong đã nghe qua điện thoại. Điều đáng lưu ý là kẻ lừa đảo thường nói tiếng phổ thông chuẩn và sẽ không buông tha bằng việc thực hiện nhiều cuộc gọi liên tiếp cho những con mồi tiềm năng kể cả khi họ đã từ chối nghe. 

Bên cạnh đó, phía cảnh sát Hong Kong cũng cho biết đối tượng dễ lọt vào tầm ngắm của lừa đảo là học sinh, sinh viên đến Hong Kong để học tập. Họ là những người trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong việc nhận diện các dấu hiệu lừa đảo nên dễ mắc bẫy lừa đảo hơn. 

Ngoài ra, cảnh sát cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng và không tin vào những cuộc gọi không rõ nguồn gốc. Cần xác minh kỹ thông tin trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển tiền và tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc. 

Theo CaiXin Finance

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày