15 lời khuyên cho một bài thuyết trình hoàn hảo

Đại Tếu, Theo Trí Thức Trẻ 00:08 27/11/2017
Chia sẻ

Dưới đây là một số mẹo trình bày đơn giản và tiện dụng để bạn có thể kiếm được cao mà không khiến người nghe... rơi vào giấc ngủ.

1. Kiểm tra thông tin

Điều này có nghĩa là kiểm tra những nội dung bạn sẽ đề cập, kiểm tra xem các trang trình bày chuyển tiếp có chính xác, kiểm tra ngữ pháp của bạn... Hãy chắc chắn rằng bạn đang đưa ra thông tin chính xác và bạn đang trình bày nó hoàn hảo.

2. Thực hành trước mặt bạn bè

Thực hành trước gương cũng được, nhưng nếu bạn có thể tập hợp một vài người bạn (ngay cả khi đó chỉ là bạn cùng phòng) để trình bày thử. Cho họ phê bình, nhận xét, bạn sẽ nhận ra một số nhược điểm và cải thiện nó.

3. Nội dung trình chiếu ngắn gọn

15 lời khuyên cho một bài thuyết trình hoàn hảo - Ảnh 1.

Đừng viết toàn bộ những gì bạn sẽ nói - hãy viết những từ khóa bạn cần. Bạn không thể nhìn vào nó chằm chằm khi thuyết trình, hãy chỉ lướt qua khi bị quên vài ý.

4. Giao lưu bằng mắt với mọi người

Hãy chắc chắn khi nói bạn nhìn xung quanh phòng, mắt tiếp xúc với bạn bè và giảng viên phía dưới. Tránh nhìn chằm chằm vào slideshow trong suốt thời gian - lúc đó sẽ trông giống như bạn đang quên mất gì để nói. Chỉ nhìn chằm chằm vào slide hay tài liệu là biểu hiện lớn nhất cho việc bạn đang lo lắng hoặc không biết bạn đang nói về cái gì (hoặc cả hai).

5. Lưu nhiều bản sao của bản trình bày 

Gửi email cho chính bạn và đặt nó vào ổ Google của bạn. Bởi không hiếm trường hợp trước khi thuyết trình file bị lỗi, hoặc vì một lý do nào đó như bạn quên usb... điều này sẽ tránh bạn gặp rắc rối với bài thuyết trình của mình.

6. Giới hạn thời gian

Hầu hết các bài thuyết trình đều có một số hạn chế về thời gian - hãy chắc chắn bạn đã thực tập vài lần và nắm được bài thuyết trình của mình diễn ra trong bao lâu.

7. In trình chiếu của bạn

Đây có thể là một điều hữu ích vì bạn không cần phải nhìn vào bản trình bày trên màn hình để xem mình đang làm gì. Bạn có thể in bản trình bày và viết "next" bất cứ khi nào phải bấm chuyển một văn bản hoặc một hình ảnh mới trước khi thảo luận về nó. Nó giúp bạn biết khi nào thay đổi trang trình bày và khi nào cần giữ slide.

8. Biến bài thuyết trình trở nên thú vị và tương tác

Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt câu hỏi trong suốt bài thuyết trình. Tuy không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng nó có thể là một cách tuyệt vời để giữ cho mọi người tỉnh táo và tập trung khi nghe bạn trình bày. Hơn nữa, việc bổ sung một số nội dung đa phương tiện sẽ luôn giữ chân mọi người tham gia. Một video có liên quan là cách hoàn hảo để thu hút sự chú ý của người nghe. Ngay cả những hình ảnh cũng sẽ làm cho một bài trình bày thú vị hơn.

9. Có một kết thúc ấn tượng

Bạn có thể kết thúc một bài thuyết trình bằng cách hãy gợi nhớ về đoạn mở đầu của bạn, tóm lại những luận điểm bạn đã nói và kết luận nó một cách mạnh mẽ. Bạn cũng có thể kết thuyết trình bằng một câu hỏi, môt lời đề nghị... chẳng hạn.

10. Làm cho bài thuyết trình trở nên rõ ràng

15 lời khuyên cho một bài thuyết trình hoàn hảo - Ảnh 2.

Giữ màu sắc và phông chữ của bạn trang nhã và rõ ràng - đảm bảo bạn có thể đọc văn bản và có thể nhìn thấy từ xa hơn. Tránh sử dụng phông chữ màu vàng và Comic Sans. Comic Sans tự động làm cho bản trình bày có vẻ không chuyên nghiệp và phông chữ màu vàng hoặc trắng thường có thể khó đọc.

11. Nở nụ cười

Điều quan trọng là hãy mỉm cười và giải tỏa lòng tự tin và sự vui vẻ - nó làm cho bản trình bày của bạn có sức thuyết phục hơn.

12. Nói lời cảm ơn

Hãy nói to và rõ ràng điều này! Bạn hãy chắc chắn rằng ngay cả những người ở phía sau của lớp học cũng có thể nghe thấy bạn.

13. Có tư thế tốt

Hãy đứng thẳng lên tránh dựa vào bục và đừng ngại di chuyển. Ngoài ra, hãy cố đứng yên. Khi bạn di chuyển và thay đổi chỗ đứng của mình liên tục, nó có thể làm bạn mất tập trung.

14. Nói một vài điều ngoài bản trình chiếu

Điều này sẽ tăng thêm sự phong phú cho bài thuyết trình của bạn, nó khiến người nghe hứng thú hơn và kiên trì lắng nghe cho tới những phút cuối cùng.

15. Nếu được hãy là người thuyết trình đầu tiên

Nếu là người đầu tiên, bạn sẽ không bị áp lực về sự so sánh. Thêm vào đó, các giảng viên có khuynh hướng cho thêm điểm với những người "tình nguyện đi trước".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày