Xem lại các bước sau đây, và bắt đầu từ những thay đổi đơn giản bạn có thể làm, chẳng mấy chốc bạn sẽ đạt được những mục tiêu mà mình hướng tới.
1. Đặt mục tiêu
Mục tiêu, cả ngắn và dài hạn, là một cách tuyệt vời để đo lường thành công của bạn. Không có các mục tiêu rõ ràng, bạn không có động lực để phấn đấu trong các khóa học. Nếu đặt mục tiêu cụ thể cho chính mình, bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và đo lường được mức độ hoàn thành trong những mục tiêu đó. Tuy nhiên cần đảm bảo mục tiêu của bạn là thực tế, có khả năng hoàn thành và có thể đặt mục tiêu cao hơn khi đã đạt được mục tiêu đầu tiên.
2. Tuân thủ lịch trình học tập
Lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm túc lịch trình học tập là rất quan trọng để duy trì việc học tập lành mạnh. Khi việc học trở thành thói quen hàng ngày, sinh viên sẽ hạn chế được sự trì hoãn.
3. Nghỉ ngơi tốt
Nếu có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe và luôn tỉnh táo bạn chắc chắn sẽ tiếp thu được những kiến thức trong các bài giảng trên lớp cũng như tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, CLB ở trường.
4. Tận dụng tốt các tài nguyên giáo dục tại trường
Ngoài lớp học, có nhiều nguồn lực sẵn có để giúp sinh viên nâng cao việc học của mình. Sử dụng nguồn lực của trường để thiết lập các mục tiêu và tạo ra những thói quen học tập tích cực giúp ích rất nhiều cho sự thành công của sinh viên. Những bài giảng trực tuyến, thư viện hay phòng nghiên cứu... sinh viên hãy tận dụng những tài nguyên này. Ngoài ra, nhiều trường cung cấp các lớp dạy bổ túc miễn phí cho sinh viên, bạn có thể tham gia.
5. Sắp xếp thời gian học tập hợp lý
Sinh viên nên tránh tình trạng "nước đến chân mới chạy", kiến thức bị nhồi nhét khiến việc học không hiệu quả. Kiến thứ chắc chắn sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi khi được học từng bước vào khung giờ hợp lý. Bạn cũng không nên thức quá khuya để học gây ảnh hưởng sức khỏe.
6. Ghi chép hiệu quả
Đã bao giờ bạn nhìn lại vở ghi chép của mình khi có thời gian để học tập cho kỳ thi và thấy rằng mình không thể đọc được hoặc khó hiểu? Lắng nghe và ghi chép tích cực trong lớp học không chỉ đảm bảo việc ghi lại các thông tin chính xác mà cần rõ ràng, mạch lạc, ghi chú được những điều thầy cô dặn dò, lưu ý.
Nếu giảng viên nói nhanh khi dạy thì việc ghi tắt có thể giúp ích cho bạn trong việc tiết kiệm thời gian và ghi đầy đủ. Sử dụng điện thoại/máy tính trong khi học có phải là một ý hay hay không? Điều này tùy vào việc bạn sử dụng như thế nào. Và đây là một trong những phương tiện ghi chú dễ dàng và tiện lợi mà bạn có thể sử dụng.
7. Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Sinh viên nên cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như các câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ âm nhạc... Các hoạt động ngoại khóa làm tăng kinh nghiệm đại học tổng thể cho sinh viên, góp phần tích cực vào quá trình học tập và hỗ trợ cân bằng kỹ năng lập kế hoạch.
8. Học tập cùng bạn bè
Hợp tác với các sinh viên khác là một cách tuyệt vời để học tập. Hãy thử tìm những sinh viên khác trong lớp của bạn chứ không phải bạn bè của bạn tránh việc học ít, tám chuyện nhiều và bạn có có thể mở rộng nhóm học và tăng khả năng tập trung vào việc học hơn.
Trong quá trình học nhóm, sinh viên có thể học hỏi nhiều hơn thông qua việc học bằng cách giảng dạy cho nhau. Khi giải thích các khái niệm với nhau, sinh viên có thể học hỏi và thu thập thông tin dễ dàng hơn.
9. Đi học đầy đủ
Mỗi buổi học là thời gian chúng ta dành cho việc học tập, thảo luận những vấn đề theo những chuyên đề khác nhau. Vì vậy, mỗi lần bạn nghỉ học - đặc biệt là những lớp học chỉ một buổi/một tuần thì bạn đã bỏ lỡ một khoảng thời gian học tập kha khá đó.
Khi bạn nghỉ, những sinh viên khác vẫn miệt mài học tập và đương nhiên, nếu nghỉ học thường xuyên bạn sẽ bị hổng kiến thức, không theo kịp bạn bè. Do đó, hãy tham gia đầy đủ các buổi học. Nếu có việc băt buộc phải nghỉ, bạn có thể xem lại bài giảng trực tuyến hoặc ghi chép của bạn bè.
10. Thật sự tham gia vào buổi học
Đi học đầy đủ là một chuyện nhưng chú ý và thật sự tham gia vào lớp học lại là chuyện khác. Đến lớp chỉ phục vụ cho việc điểm danh thì việc học của bạn sẽ giậm chân tại chỗ. Nếu bạn thật sự nghe giảng, bạn sẽ có thể có những câu hỏi, đừng ngại ngần nói lên ý kiến với giảng viên của mình.
Nếu bạn quá nhút nhát trong một lớp học lớn, chờ đợi và hỏi giảng viên sau giờ học hoặc trong giờ làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là nếu bạn có câu hỏi, có thể các sinh viên khác cũng có câu hỏi tương tự nên hãy chú ý tập trung trong buổi học nhé, việc học tập sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.