Biến đổi khí hậu là vấn đề gây nhức nhối, được cả nhân loại quan tâm trong thập kỷ vừa qua. Vậy mà vẫn còn đó những người không tin vào câu chuyện này, cho rằng các nhà khoa học đã nói quá, thậm chí là dựng chuyện, còn biến đổi khí hậu làm gì có thật.
Nhưng nếu vậy, thì chẳng lẽ việc các thành phố ngập lụt, rừng rậm cháy kỷ lục, băng hà tan chảy đến biến mất, tất cả đều... tự nhiên xảy ra? Đừng cứng đầu nữa, biến đổi khí hậu là có thật, và dưới đây là những hình ảnh cho thấy quan điểm trên là bảo thủ và nực cười đến mức độ nào.
Thứ từng là một dòng sông tràn ngập băng giá, giờ đây trở thành đồng cỏ rậm rì. Băng đã tan hết, nhường chỗ cho thực vật xanh mướt.
Hệ quả của việc này là gì? Khi sông băng biến mất, mực nước sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Ban đầu, nước sẽ dâng lên trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ rút xuống, cạn khô và trơ trọi. Điều đó khiến cảnh quan thay đổi, núi bị sạt lở, kéo theo hàng loạt hệ lụy kinh khủng đối với nền kinh tế của những khu vực chịu ảnh hưởng.
Amazon cháy kỷ lục, Úc cháy đại thảm họa... là những sự kiện gần nhất cho thấy rừng rậm trên Trái đất bị tàn phá mạnh mẽ đến mức độ nào. Như vụ cháy ở Úc, 6 triệu ha đất đã bị thiêu rụi, kéo theo sinh mạng của gần nửa tỉ sinh vật.
Mức độ ngập ngày càng phổ biến và thường xuyên hơn.
Ước tính, rạn san hô lớn nhất hành tinh này đã bị hủy diệt đến 89%, nguyên nhân chỉ vì nhiệt độ nước biển ấm lên làm tăng nồng độ acid trong đó.
Đây là hồ Aculeo (Chile). Trong ảnh là hiện trạng của hồ vào năm 2013 và những gì còn sót lại vào năm 2019. Hạn hán và nhiệt độ gia tăng đã khiến nó như chưa từng tồn tại.
Tương tự, chiếc đập nước từng là một biểu tượng xanh mướt của Nam Phi, giờ cũng chỉ còn trơ đáy.
Một trong những hệ quả lớn nhất của biến đổi khí hậu là mực nước tại sông và biển sẽ dâng lên. Như ngôi làng Allahabad của Ấn Độ này gần như đã hoàn toàn biến mất dưới làn nước đục ngầu.
Đây là hồ Urmia của Iran. Nó từng là một nơi trong xanh, nhưng tác động của con người đã khiến nước hồ đỏ ngầu, và dần cạn trơ đáy.
Amazon là một trong những khu rừng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những vụ hỏa hoạn nhiều năm qua. Như năm 2019, số lượng các đám cháy thậm chí đã đạt mức kỷ lục của nhiều thập kỷ.