1. Gọi một cuộc điện thoại “bay” 2 bát phở
Vào những năm 2000, khi số lượng người sử dụng điện thoại di động “chỉ đếm trên đầu ngón tay”, muốn sở hữu một chiếc điện thoại thì tốn đến cả cây vàng còn cước di động ở mức “cắt cổ”.
Trong ký ức của thế hệ 7X, điện thoại di động chỉ dành cho đại gia. Bởi để “nuôi” một chiếc điện thoại di động, cước phí hàng tháng tốn vài trăm nghìn. Vào năm 1999-2000, giá vàng chỉ có hơn 400.000 đồng một lượng.
Gọi một phút điện thoại, bay ít nhất 2 bát phở nếu là thời trước khi có Viettel.
Mức cước quy định ban đầu cho ĐTDĐ nội vùng là 3.500 đồng/phút, liên vùng là 6.000 đồng/phút; cách vùng là 8.000 đồng/phút. Đến ngày 2/10/2001, trừ cước nội vùng vẫn giữ nguyên, cước liên vùng giảm xuống còn 5000 đồng/phút, cước cách vùng còn 6.500 đồng/ phút.
Đắt vậy, nên những người may mắn được sở hữu điện thoại di động thường nói vui rằng: “Gọi một cuộc điện thoại là bay luôn hai bát phở sáng (thời đó chỉ phở giá 2.000-3000 đồng/bát)”. Từ ngày Viettel cung cấp dịch vụ thông tin di động, giá cước lao dốc, đến giờ thì một bát phở (từ 20.000-30.000 đồng) sẽ giúp người dùng trò chuyện tẹt ga nếu dùng gói cước phù hợp.
2. Trào lưu nháy máy
Do giá cước đắt đỏ, nên để tiết kiệm, có một thời kỳ, bất kỳ ai dùng điện thoại, đặc biệt là sinh viên, giới trẻ đều nằm lòng “trào lưu nháy máy” (cuộc gọi dưới 2 giây sẽ không tính phí).
Để nháy máy thành công, các bạn trẻ phải tóm gọn nội dung cuộc điện thoại chỉ trong vòng 3-5 từ, nói to, nhanh cùng với đó là thao tác tắt máy phải ngang “tốc độ ánh sáng”.
Bởi thế, ta thường bắt gặp ở cổng trường, nơi vui chơi, các bạn trẻ cầm điện thoại di động và thực hiện những cuộc thoại siêu ngắn chỉ vỏn vẹn 3-5 từ như “ăn cơm không”, “về nhà chưa”, hoặc đơn giản nháy máy rồi tắt đi ngay để “gọi thằng bạn xuống đi chơi”.
3. Cước dịch vụ tính bằng phút
Việc tính cước dịch vụ theo phút (block 60 giây) như trước khiến người dùng thiệt thòi. Bởi nếu gọi dưới 60 giây họ vẫn bị trừ tiền như gọi 1 phút.
Khi Viettel xuất hiện, block được chuyển thành 6 giây và cộng với những cơn bão giảm giá, khuyến mại, cước di động giờ “rẻ như bèo”.
4. Ra đảo, lên rừng là ngoài vùng phủ sóng
Nếu như trước đây, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy cảnh người dân tộc cầm điện thoại để gọi điện, nhắn tin vì đơn giản là di động chỉ dành cho người giàu và siêu giàu thì người nghèo mong gì được dùng.
Nếu như cách đây hơn 10 năm, bạn sẽ không cảm thấy bất ngờ nếu được thông báo “ngoài vùng phủ song” khi đi du lịch hoặc làm việc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, hoặc hải đảo. Ngày nay, ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam, bạn vẫn có thể dễ dàng giữ liên lạc với mọi người (nếu bạn dùng Viettel).
5. Cước phí chia theo vùng
Trước đây, cước dịch vụ điện thoại di động tính theo vùng. Vùng 1: 3.500 đồng/phút; vùng 2: 5.000 đồng/phút. Tháng 4/2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã ra quyết định giảm 10 loại cước viễn thông, nhưng vẫn ở mức cao.
Đối với dịch vụ di động trả trước, cước nội vùng giảm còn 3.300 đồng/phút (giảm 200 đồng); cách vùng còn 4.200 đồng/phút (giảm 800 đồng đối với vùng 2 và 2.300 đồng đối với vùng 3).
Đối với điện thọai di động thuê bao ngày, cước thuê bao ngày còn 2.700 đồng/ngày (giảm 300 đồng); cước gọi nội vùng là 2.100 đồng/phút; cách vùng còn 3.100 đồng/phút (giảm 400 đồng đối với vùng 2, giảm 1.400 đồng đối với vùng 3).
6. Sinh viên không được ưu đãi
Sinh viên được tặng sim di động, thậm chí tặng cả điện thoại, tiền trong tài khoản dùng hàng để gọi, nhắn tin dùng data là một giấc mơ vào đầu những năm 2000 khi Viettel chưa xuất hiện.
Ngày nay, học sinh, sinh viên dù giàu có hay gia cảnh trung bình vẫn có thể sử dụng điện thoại di động, Đặc biệt, đối tượng này còn có ưu đãi riêng trong cách tính giá cước với dịch vụ Sim dành riêng cho HS-SV (giá cước ưu đãi và được tặng tiền vào tài khoản, data miễn phí hàng tháng). Nhưng đó là giấc mơ xa với của thế hệ sinh viên thời 7X khi mà Viettel chưa xuất hiện.
7. Điện thoại cố định là chủ đạo
Điện thoại di động là “đồ xa xỉ”, cước viễn thông đắt đỏ nên, cách đây 10-15 năm điện thoại cố định vẫn là phương tiện liên lạc chủ đạo của mọi nhà.
Sự bùng nổ của công nghệ viễn thông đã khiến mọi chuyện thay đổi. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc hiện có là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%.
Năm 2012, Báo cáo 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, lượng thuê bao cả nước ước đạt 135,9 triệu, trong đó thuê bao cố định chỉ là 15,2 triệu.
8. Còn tiền nhưng hết ngày sử dụng dịch vụ
Vào năm 1999-2000, với 300.000 đồng, thuê bao trả sau sẽ được 45 ngày sử dụng hai chiều nghe - gọi. Hết thời hạn, nhà mạng sẽ tự động khóa chiều gọi, chỉ được nghe thêm 15 ngày. Vì vậy, dù còn tiền trong tài khoản, chiếc điện thoại di động của bạn vẫn có thể bị vô hiệu hóa. Thế nhưng, Viettel xuất hiện cùng gói cước Tomato, vấn đề “ngày sử dụng” đã biến mất.
9. Ít khuyến mại
“Chờ ngày khuyến mại để nạp tiền” là câu nói cửa miệng của nhiều người dùng di động ngày nay, bởi các nhà mạng đều đua nhau khuyến mại không chỉ vào các dịp lễ tết, mà còn theo tháng, thậm chí theo tuần. Đó là niềm mơ ước của những người sử dụng di động cách đây 10-15 năm.
10. Nội mạng không khác gì ngoại mạng
Thời gian đầu, cả nước chỉ có vỏn vẹn 1-2 nhà mạng cung cấp dịch vụ, nên cước phí giữa nội – ngoại mạng không khác nhau. Ngày nay, hàng loạt ưu đãi dành riêng cho các khách hàng sử dụng chung một nhà mạng, khiến câu chuyện cả nhà cùng dùng Viettel để “gọi điện cho đỡ tốn tiền” là điều không hiếm gặp.
11. Nạp thẻ phải ra bưu điện
Ngày nay, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản bằng nhiều cách khác nhau. Không chỉ sử dụng thẻ cào có bán ở khắp nơi, bạn có thể sử dụng Internet Banking, dịch vụ nạp tiền điện thoại từ ATM…
12. Truy cập Internet bằng di động là giấc mơ ước xa vời
Trước đây, điện thoại di động chỉ có hai chức năng nghe – gọi. “Cục gạch” ngày nào nay đã được biến đổi linh hoạt hơn như chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, bắt song FM. Đặc biệt, sự ra đời của smartphone và dịch vụ 3G đã giúp người dùng di động có thể truy cập Internet dễ dàng hơn.
Theo thống kê của trang web “We are social”, tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có 39,8 triệu người sử dụng Internet (tương đương với 44%), 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội (chiếm 31%), 128,3 triệu người có kết nối mạng di động (tương đương với 141%). Trung bình mỗi người Việt Nam sở hữu 1,4 thuê bao di động, và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (tương đương với 26%). Một trong những tác nhân quan trọng là 3G Viettel phủ sóng tới tận vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, Internet trên di động được phổ cập tới mọi người.