11 nhân vật "đỉnh chóp" của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính!

Đông, Theo Phụ nữ mới 00:04 17/01/2024

Đây là một trong những ngành tiêu biểu tại ngôi trường được mệnh danh là top đầu thế giới.

Symbolic Systems là một trong những ngành phổ biến tại Đại học Stanford, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này đã trở thành những giám đốc, quản lý cao cấp tại các hãng công nghệ lớn. Thậm chí, Mark Zuckerberg - CEO Facebook từng phải công nhận những người tốt nghiệp ngành Symbolic Systems nằm trong số những người tài năng nhất trên thế giới.

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 1.

Đại học Stanford là một trong những trường hàng đầu, và cũng có thể nói là duy nhất đào tạo về ngành này

Có 11 nhân vật lừng lẫy trong giới công nghệ theo học ngành này tại trường Đại học Stanford như:

1. Reid Hoffman - đồng sáng lập và chủ tịch LinkedIn.

2. Mike Krieger - đồng sáng lập Instagram.

3. Scott Forstall - cựu giám đốc cao cấp của Apple.

4. Chris Cox - giám đốc sản phẩm của Facebook và chánh văn phòng cho CEO Mark Zuckerberg.

5. Yul Kwon - phó giám đốc bảo mật của Facebook.

6. Gentry Underwood - đồng sáng lập Mailbox.

7. Marissa Mayer - CEO Yahoo.

8. Srinija Srinivasan - nhân viên thứ 5 của Yahoo.

9. Josh Elman - nhà đầu tư tại Greylock Partners.

10. Brian Rakowski - phó chủ tịch quản lý sản phẩm Android của Google.

11. Eleine Wherry - đồng sáng lập Meebo.

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 2.

Từ Reid Hoffman - đồng sáng lập và chủ tịch LinkedIn

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 3.

...cho đến Marissa Mayer - CEO Yahoo

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 4.

...hay Mike Krieger - đồng sáng lập Instagram đều là sinh viên ngành Symbolic Systems của trường Đại học Stanford

Đôi nét về ngành Symbolic Systems tại Stanford

Theo giám đốc chương trình Kenneth Taylor, Chương trình Symbolic Systems của Stanford (SymSys) là "nguyên mẫu cho nền giáo dục nghệ thuật tự do của thế kỷ 21 phải như thế nào". SymSys liên quan đến sự kết hợp của nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, toán học và tính toán. Đây là chuyên ngành duy nhất của Stanford được "những người gây chấn động ở Thung lũng Silicon" theo học.

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 5.

Kenneth Taylor là giám đốc của chương trình Symbolic Systems

Chuyên ngành này được thành lập vào năm 1986 bởi các giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ và Thông tin (CSLI) trường Đại học Stanford nhưng nó đã phát triển thành một chương trình liên ngành. Các lĩnh vực liên ngành trong chuyên ngành này là: Khoa học máy tính, ngôn ngữ học, triết học và tâm lý học.

Taylor chia sẻ: "Khi theo học ngành này, bạn chỉ là một người đam mê công nghệ bình thường. Bạn phải có khả năng nhìn nhận và đào sâu mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau".

Cụ thể hơn, ngành Symbolic Systems (SSP) tại Đại học Stanford tập trung vào máy tính và tư duy: các hệ thống nhân tạo và tự nhiên sử dụng các ký hiệu để giao tiếp, và thể hiện thông tin. SSP tập hợp sinh viên và giảng viên quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của các mối quan hệ con người-máy tính, bao gồm:

- Nhận thức khoa học: nghiên cứu trí thông minh của con người, ngôn ngữ tự nhiên và não cũng như các quá trình tính toán;

- Trí tuệ nhân tạo: trang bị cho máy tính hành vi và sự hiểu biết như con người; và

- Sự tương tác của con người-máy tính: thiết kế phần mềm máy tính và giao diện dễ sử dụng, hợp lý.

11 nhân vật đỉnh chóp của giới công nghệ từng theo học cùng một ngành của trường này: Không phải là IT, Khoa học máy tính! - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Đây là ngành học kết hợp giữa tâm lý học, khoa học máy tính và ngôn ngữ học. Chuyên ngành tập trung nhiều hơn vào khía cạnh công nghệ "đối mặt với con người". Taylor xem SymSys không chỉ là sự thay thế cho chuyên ngành khoa học máy tính mà còn là sự thay thế cho các chuyên ngành kinh tế, tâm lý học và triết học.

Ban đầu, chuyên ngành tập trung nhiều hơn vào triết học và khoa học nhận thức, nghiên cứu về lý trí và chức năng của tâm trí. Tuy nhiên, khi Thung lũng Silicon phát triển, chuyên ngành SymSys cũng phát triển theo một cách nhanh chóng. Theo Taylor, sinh viên đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ tiềm năng của SymSys với khoa học máy tính.

Theo Stanford Daily