10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra "phốt" của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng

Hà Thu, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 24/12/2018
Chia sẻ

Mấy ai biết được các lãnh đạo cấp cao của Apple lại lên sóng nhiều đến vậy.

Người người nhà nhà ngày nay đều dùng hoặc biết đến Apple, một ông lớn trong làng công nghệ. Thế nhưng, ngoài việc kể về Apple sản xuất những iPhone, iPad và MacBook ra thì mấy ai biết được những sự thật thú vị về thương hiệu nhà Táo khuyết này nhỉ?

1. Quyết định sai lầm nhất đời người của một lãnh đạo Apple cũ

Nếu chăm tìm hiểu một chút, chúng ta sẽ biết ngay Apple do 2 nhà đồng sáng lập Steve Jobs - sau này là CEO - và Steve Wozniak khai sinh và phát triển từ những nền móng đầu tiên. Tuy nhiên, ít ai nhớ rằng vẫn còn một cái tên nữa không được nhắc đến: Ronald Wayne.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 1.

Ronald Wayne (trái) và Steve Wozniak (phải).

Wayne cũng là một nhà đồng sáng lập tương tự ngang bằng như 2 vị Steve trên. Nhưng trong một phút bốc đồng không hiểu vì sao, ông đã quyết định rời bỏ công ty, bán toàn bộ cổ phần cá nhân (10%) của mình với giá 800 USD cho người khác chỉ sau 12 ngày thành lập Apple. Nếu vẫn kiên trì cố gắng cùng Apple gây dựng tới ngày hôm nay, chỉ 800 USD cổ phần đó thôi giờ cũng có giá trị tăng lên đến 100 tỷ USD rồi.

2. Chiếc máy tính Apple đầu tiên không có màn hình lẫn bàn phím

Apple 1 - sản phẩm máy tính đầu tiên được ra đời của thương hiệu Táo khuyết thực ra chỉ là mỗi phần bảng mạch linh kiện điện tử là chính. Thậm chí, nó còn không được bán kèm một khung đóng ngoài, màn hình hay bàn phím. Nếu muốn sử dụng, bạn bắt buộc phải tự kiếm những đồ đó cho bản thân, và tất nhiên làm thêm một tủ case đựng bảng mạch để bảo vệ nó tránh hỏng hóc.

3. Steve Jobs từng bị "lưu đày" ở "Siberia"

Khi dòng máy tính Macintosh của Apple ra mắt và gặp thất bại thảm hại, Jobs bị hội đồng quản trị Apple cách chức, đồng thời các lãnh đạo cấp cao hơn chỉ cho phép làm việc ở một văn phòng riêng tại nơi khác, không phải trụ sở Apple. Theo một vài nguồn tin, đó là một nơi khá nhỏ, ít người biết đến và chỉ có mỗi 1 thư ký cùng 1 bảo vệ là túc trực cùng ở đó.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 2.

Dù vậy, lý do nó có tên "Siberia" là bởi Steve Jobs tự gọi nơi đó như vậy, chứ không phải ông bị công ty nhẫn tâm đuổi tới làm việc ở quốc gia Siberia thực thụ.

4. Sau khi đuổi Steve Jobs đi, Apple lại hối hận và gọi ông về

Trong quá trình rời khỏi Apple, Steve Jobs đã tự lập ra một công ty của riêng mình - NeXT - vào năm 1985, phát triển nên một hệ điều hành mới của riêng NeXT. Sau đó, nhận thấy những tiềm năng quan trọng, Apple đã mua lại chính công ty này với giá 427 triệu USD, dĩ nhiên là phải đem Steve Jobs cùng trở lại làm việc cho chính mình. Tới năm 2000, Steve Jobs với kinh nghiệm và vai trò lớn hơn đã tái nhiệm CEO Apple,

Sản phẩm hệ điều hành do NeXT làm ra ban đầu đã dần được hoàn thiện và cải tiến hơn nữa, trở thành phiên bản Mac OS đầu tiên như chúng ta đã biết vẫn đang phổ biến tới tận ngày nay. Từ đó, danh tiếng về những dòng máy tính của Apple mới được khẳng định rõ rệt.

5. Gương mặt tài năng sáng giá nhất của Apple

Dù không thể phủ nhận những công lao, đóng góp và cả tài lãnh đạo xuất chúng của Steve Jobs để giúp đưa Apple lên đỉnh cao của ngày hôm nay, nhưng danh hiệu tài năng sáng giá lại thuộc về một cái tên khác: Jony Ive.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 3.

Jony Ive (phải) trong một buổi phỏng vấn của Vogue.

Tên thật là Jonathan Paul Ive, hiện đang giữ chức phó chủ tịch thiết kế sản phẩm Apple, kiêm trưởng thiết kế của nhiều dự án và bộ phận riêng lẻ, đồng thời nắm giữ luôn một chân chuyên viên cố vấn tại Cao đẳng Mỹ thuật Hoàng gia London. Những dấu mốc vàng son của Apple như iPod. iMac và iPhone đều có công rất lớn của Ive góp vào mới có được ngày hôm nay. Thậm chí, năm 2012, Ive đã được phong tước Hiệp sỹ tại cung điện Buckingham ở quê nhà vì những thành tựu mình đã đạt được.

6. Chữ "i" trong iPhone, iPad... tượng trưng cho ý nghĩa gì?

iMac là sản phẩm đầu tiên khiến cho tiền tố "i" xuất hiện rộng rãi với toàn thể dân tình thế giới, như một nét đặc trưng của Apple, sau đó mới tới iPod, iPhone và iPad. Trong buổi ra mắt iMac, Steve Jobs đã phát biểu: "Dù đây vẫn là sản phẩm mang hồn nét từ dòng Macintosh, nhưng iMac sẽ được phát triển để tối ưu hóa trải nghiệm quan trọng nhất mà người dùng mong muốn ở một chiếc máy tính ngày nay - chính là kết nối Internet thật nhanh và đơn giản."

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 4.

Jobs giới thiệu iMac trên báo vào năm 1998.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu "i" mang ý nghĩa chủ đạo là "Internet", ngoài ra nó cũng còn được Jobs nhắc đến với một vài chủ trương và mục tiêu Apple hướng tới về sau, chẳng hạn như "individual" (trải nghiệm cá nhân), "instruct" (dẫn dắt và điều hướng), "inform" (cập nhật thông tin nhanh chóng), "inspire" (khơi nguồn cảm hứng).

7. Dự án iPhone có tên thật là "Project Purple" để bảo vệ bí mật

Project Purple là cái tên mà Steve Jobs đặt cho dự án thiết kế iPhone của Apple như một cách để đánh lạc hướng những người ngoài cuộc, không để cho họ có bất cứ cơ hội nào lấy được những thông tin mật về kế hoạch này. Đã có hơn 1000 người cùng hoạt động ngày đêm chuẩn bị cho sự ra đời của iPhone, nhất loạt giữ kín mọi thứ một cách thật sự nghiêm trọng. Được biết, Apple đã ngốn mất 150 tỷ USD trong vỏn vẹn 30 tháng chỉ để làm cho mọi thứ toàn diện nhất có thể cho chiếc iPhone đầu tiên của mình.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 5.

Lễ ra mắt iPhone 2G vào năm 2007.

Ngày 29/6/2007, chiếc iPhone 2G thế hệ đầu tiên trình làng, chính thức định nghĩa lại hoàn toàn thói quen sử dụng điện thoại của người dùng trên toàn thế giới. Đặc biệt, "9:41" là thời điểm Steve Jobs công khai giới thiệu iPhone, vì thế nó vẫn được coi là mức cài đặt tiêu chuẩn để xuất hiện trong mọi đoạn quảng cáo về iPhone.

8. Từ đâu lại có logo "táo khuyết" cho Apple?

Thực chất, cội nguồn của hình vẽ táo khuyết cho logo Apple không hề tốn công tốn sức vắt não ra để làm nên như nhiều người tưởng. Việc họ là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới không hề đồng nghĩa với việc mọi thứ phải là "đỉnh của đỉnh", vì thời kỳ mới thành lập, Apple cũng chỉ là hạt cát trên thương trường.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 6.

Theo chính lời kể của Steve Jobs, ông từng có chuỗi thời gian giao lưu và làm việc thân thiết tại một nông trại táo và rất yêu thích không khí cũng như công việc nơi đây. Jobs cho rằng táo là một thứ quả tượng trưng cho niềm vui, tinh thần phấn khởi và sự thân thiện, nên lấy luôn làm tôn chỉ cho công ty tương lai của mình.

Vậy còn dấu vết "táo cắn dở" đặc trưng, chẳng lẽ Steve Jobs cũng là người thích ăn dở táo? Nhiều người cho rằng đó là cách để Apple tưởng nhớ tới Alan Turing - cha đẻ của công nghệ máy tính - vì ông đã được phát hiện tự sát bằng chất độc xyanua, với một quả táo ăn dở 1 nửa rơi ở bên cạnh xác mình khi được tìm thấy. Nhưng Apple đã phủ nhận hoàn toàn, cho biết họ chỉ làm biểu tượng vết cắn để... người dùng không nhầm lẫn quả táo thành quả cherry mà thôi.

9. CEO Tim Cook từng đề nghị hiến tạng cho cựu CEO Steve Jobs

Trong quá khứ, Tim Cook đã từng tự đề xuất phương án hiến một phần gan của mình cho người thầy Steve Jobs khi ông lâm bệnh kể từ năm 2004 với chẩn đoán ung thư tuyến tụy, tới năm 2009 thì đã yếu tới mức không thể tới công ty được nữa.

10 sự thật ngã ngửa về Apple: Nhìn đâu cũng ra phốt của các lãnh đạo ngoại trừ cái cuối cùng - Ảnh 7.

Steve Jobs là người thầy, người bạn thân thiết với Tim Cook.

Steve Jobs là người có nhóm máu hiếm nên vốn đã khó tìm người phù hợp, may thay Tim Cook đã thử máu và tình cờ phát hiện mình cũng mang đặc trưng nhóm máu y hệt. Qua nhiều kết quả giám định, khả năng cắt bỏ chỉ một phần nhỏ của gan Tim Cook và ghép tạng cho Steve Jobs, kéo dài sự sống cho ông là hoàn toàn có thể - nhưng Jobs đã quyết liệt từ chối và phản đối khi biết tin. Sau cùng, ông qua đời vào năm 2011, hưởng thọ 56 tuổi.

10. Công ty công nghệ đầu tiên đạt 1000 tỷ USD giá trị thị trường

Dù không phải là duy nhất nhưng tính riêng tại lĩnh vực công nghệ, Apple là cái tên đầu tiên đạt đến mốc cán hào hùng này. Dù giá trị này sẽ còn thay đổi lên xuống rất nhiều trong tương lai, hay Apple có thể tụt xuống dưới 1 tỷ USD ngày trong ngày mai vì 1 phốt nào đó, họ vẫn xứng đáng ghi danh sổ sách khi mà hàng loạt các ông lớn khác vẫn còn phải lẽo đẽo theo sau, kể cả Google, Microsoft hay Amazon.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày