Phim của Quỳnh Dao không chỉ là một phần ký ức thanh xuân của hàng triệu khán giả châu Á, mà còn là "vườn địa đàng" nơi quy tụ những mỹ nhân xinh đẹp như bước ra từ tranh vẽ. Từ những giọt nước mắt trong Dòng Sông Ly Biệt, ánh nhìn mơ màng trong Mai Hoa Lạc, đến nụ cười dịu dàng trong Trời Xanh Đổ Lệ,... từng người con gái bước qua ống kính của Quỳnh Dao đều trở thành biểu tượng nhan sắc một thời. Không quá lời khi nói rằng, nhan sắc của họ là một phần khiến phim Quỳnh Dao sống mãi, bất chấp thời gian, thị hiếu hay trào lưu điện ảnh đã đổi thay.
Điều thú vị là trong danh sách những mỹ nhân đẹp nhất từng góp mặt trong phim Quỳnh Dao, hai cái tên nổi bật là Triệu Vy và Lâm Tâm Như lại... không có mặt. Bởi nếu xét thuần về nhan sắc theo đúng chuẩn "Quỳnh nữ lang" thì có những gương mặt từng bị quên lãng, giờ nhìn lại mới thấy đẹp đến nao lòng, như thể sinh ra chỉ để gắn với thế giới mộng mị mà Quỳnh Dao tạo ra. Và dưới đây là 10 mỹ nhân tiêu biểu nhất, người được xếp hạng 1 chỉ cần ngắm một lần là thấy say cả một đời.
Dù không phải nhân vật chính trong Hoàn Châu Cách Cách, nhưng công chúa Tình Nhi do Vương Diễm thủ vai lại để lại ấn tượng sâu đậm không kém gì Tiểu Yến Tử hay Hạ Tử Vy. Vương Diễm sở hữu vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết, dịu dàng đến mức khiến người xem có cảm giác cô bước ra từ giấc mộng cổ trang. Khí chất thanh tú, ánh mắt hiền hòa và nụ cười đượm buồn giúp cô ghi điểm tuyệt đối trong lòng khán giả. Cũng như hình tượng Tình Nhi, Vương Diễm không cần gào thét để chiếm spotlight, chỉ cần đứng yên cũng đủ khiến người ta ngoái nhìn mãi không thôi. Thậm chí trong một cuộc bình chọn Mỹ nhân đẹp nhất Hoàn Châu Cách Cách, cô cũng đứng thứ 1 trước những cái tên đình đám như Triệu Vy, Phạm Băng Băng.
Năm 1990, Du Tiểu Phàm chính thức hóa thân thành nàng thơ của Quỳnh Dao với Uyển Quân - vai diễn đã đưa tên tuổi cô vươn lên hàng ngôi sao. Vẻ đẹp mong manh, cùng lối diễn xuất mộc mạc, tự nhiên nhưng đầy cảm xúc của cô đã nhanh chóng chinh phục hàng triệu khán giả, biến Uyển Quân trở thành hiện tượng truyền hình tại thời điểm ấy. Chính Quỳnh Dao cũng từng hết lời khen ngợi: "Cô ấy có nét đẹp rất riêng, đôi mắt không to nhưng sáng long lanh và chan chứa cảm xúc, miệng nhỏ chúm chím, gương mặt phảng phất nét đẹp cổ điển, như bước ra từ tranh thủy mặc."
Thật bất ngờ khi vai diễn đầu tiên đưa Phạm Băng Băng lên bản đồ giải trí lại là vai nha hoàn. Cô từng thử sức với vai Hạ Tử Vy nhưng bị đánh giá là quá sắc sảo, không phù hợp với hình tượng yếu đuối, dịu dàng mà Quỳnh Dao yêu cầu. Thế là cô được đẩy sang vai Kim Tỏa - nàng hầu trung thành bên cạnh Tử Vy. Nhưng chính vai phụ tưởng chừng mờ nhạt đó lại mở ra cánh cửa cho một Phạm Băng Băng rực rỡ về sau. Dù chỉ là nhân vật đứng sau, nhan sắc của cô vẫn không hề lu mờ, trái lại còn được khen là "lấn át cả nữ chính".
Mệnh danh là "mỹ nhân hai mặt", Tiêu Tường có thể vừa dịu dàng mong manh trong một khung hình, nhưng ngay sau đó lại hiện lên rực rỡ như một nữ thần yêu kiều. Cô gây tiếng vang nhờ vai chính trong Một Thoáng Mộng Mơ, khiến chính Quỳnh Dao cũng phải thốt lên vì vẻ đẹp khác biệt, rất "phi nhân gian". Ngay cả nhà văn Kim Dung vốn nổi tiếng khó tính cũng từng trầm trồ khi thấy ảnh của Tiêu Tường. Gương mặt hoàn hảo, khí chất lạnh lùng mà quyến rũ khiến cô trở thành mỹ nhân có nhan sắc thuộc hàng hiếm trong làng phim Quỳnh Dao.
Quỳnh Dao từng đích thân đặt cho cô nghệ danh "Thủy Linh" với ý nghĩa "trong lành như nước, mộng mơ như sương". Và đúng là, không từ nào hợp hơn để miêu tả vẻ đẹp của Tưởng Cần Cần trong Trời Xanh Đổ Lệ. Gương mặt thanh thoát, đôi mắt mang nét u sầu tự nhiên như sinh ra để khóc trên màn ảnh. Cô chỉ đóng một phim duy nhất với Quỳnh Dao nhưng đủ để trở thành biểu tượng. Dù sau này lấn sân sang dòng phim chính kịch, nhưng hình bóng "Thủy Linh" dịu dàng năm nào vẫn là ký ức đẹp khó quên.
Sắc đẹp của Trần Hồng mang tính cổ điển, đậm chất Trung Hoa, như thể tái hiện lại hình tượng mỹ nhân thời Đường. Trong Thủy Vân Gian, cô khiến người xem choáng ngợp với vẻ đẹp mặn mà, quyến rũ, một kiểu quyến rũ không cần gợi cảm mà vẫn khiến người đối diện run rẩy. Dù đóng cặp với Trần Đức Dung, người vốn rất nổi bật, nhưng Trần Hồng chưa bao giờ lép vế. Ngay cả Quỳnh Dao cũng phải thừa nhận rằng nhan sắc của cô là một trong những điều khiến phim đạt tới "tầng mỹ học cao nhất".
Nếu phải chọn một "nữ chính bi thương" nhất trong vũ trụ Quỳnh Dao thì không ai qua nổi Lưu Tuyết Hoa. Cô là linh hồn của hàng loạt tác phẩm như Dòng Sông Ly Biệt, Mấy Độ Chiều Hồng, Vòng Tay Kỷ Niệm. Vẻ đẹp u buồn, đôi mắt như sắp khóc mỗi khi nhìn ai đó khiến khán giả vừa yêu thương, vừa day dứt. Trong lòng công chúng, Lưu Tuyết Hoa không phải kiểu "đẹp để ngắm", mà là đẹp để nhớ một vẻ đẹp mà nước mắt cũng trở thành trang sức.
Dòng Sông Ly Biệt
Lâm Thanh Hà là "nữ thần của các nữ thần" - lời khen này không phải từ fan mà chính là nhận xét của Quỳnh Dao. Nét đẹp của cô mang tính lưỡng tính, vừa mềm mại lại vừa sắc lạnh. Chính sự pha trộn độc đáo này khiến cô luôn nổi bật trong mọi vai diễn, từ vai nữ sinh ngây thơ cho đến phụ nữ trưởng thành nhiều nỗi niềm. Từng bước đi, từng biểu cảm của Lâm Thanh Hà đều tạo nên "thần thái điện ảnh" mà khó ai tái hiện. Dù phim Quỳnh Dao có hàng trăm mỹ nhân, nhưng chỉ có Lâm Thanh Hà là đứng ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Là "Quỳnh nữ lang", Chân Trân ghi dấu ấn không chỉ bằng nhan sắc yêu kiều mà còn ở thần thái quý phái, nhẹ nhàng, đậm chất văn học. Cô từng góp mặt trong Thái Vân Phi, Hải Âu Phi Xứ - những tác phẩm khai mở cho đế chế phim Quỳnh Dao về sau. Với Chân Trân, vẻ đẹp không nằm ở cách trang điểm hay trang phục, mà ở khí chất toát ra từ ánh mắt và sự im lặng. Chính vẻ đẹp thanh thuần đến mộng mị ấy đã khiến Quỳnh Dao gọi bà là ngọc nữ số 1 Đài Loan (Trung Quốc).
Và đây mỹ nhân được xếp hạng cao nhất, không ai khác chính là Trần Đức Dung. Vẻ đẹp của cô được ví như "đồ sứ trấn Cảnh Đức", mong manh, tinh khiết và cao quý. Không phải ngẫu nhiên mà Quỳnh Dao sẵn sàng chờ đợi cô từ năm 12 tuổi. Khi ấy, cha mẹ Trần Đức Dung nhất quyết không cho con gia nhập làng giải trí, nhưng Quỳnh Dao vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Đến khi gia đình chuyển tới Hồng Kông (Trung Quốc), bà đích thân gọi điện mời cô đóng Mai Hoa Lạc.
Đáng nói hơn khi làm Hoàn Châu Cách Cách, chính Quỳnh Dao từng tuyên bố: "Vai Tiểu Yến Tử hay Hạ Tử Vy, con thích chọn ai cũng được, vai đó sẽ là nhân vật chính". Nhưng Trần Đức Dung từ chối vì cảm thấy mình không phù hợp. Nhờ vậy mà sau này Triệu Vy và Lâm Tâm Như mới có cơ hội bước vào hai vai diễn huyền thoại.
Trần Đức Dung không cần phô diễn quá nhiều để đẹp. Cô chỉ cần một ánh nhìn, một lần quay đầu hay một cái chạm tay là đủ làm tan chảy màn ảnh. Nhan sắc ấy, ai đã một lần ngắm nhìn thì sẽ nhớ mãi cả đời.
Nguồn: Weibo