Ngứa da là một trong những triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh gan. Khi chức năng gan tổn thương, các chất thải trao đổi trong cơ thể không thể thải ra ngoài bình thường. Từ đó, dây thần kinh ở da bị kích thích, gây ra cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra, theo nghiên cứu năm 2018 trên 16.000 người trong hệ thống y tế Johns Hopkins chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị ngứa toàn thân có nhiều khả năng bị ung thư hơn những bệnh nhân không ngứa. Các loại ung thư thường gặp nhất liên quan đến ngứa da bao gồm: Ung thư da, ung thư tuyến tuỵ, Lymphoma, ung thư đường mật, ung thư túi mật,…
Bên cạnh đó, da bị ngứa cũng có thể đến từ các nguyên nhân như: Da khô, bọ cắn, dị ứng da, gặp vấn đề về dây thần kinh, phản ứng với thực vật hoặc sinh vật biển…
Da bị ngứa có thể là dấu hiệu của ung thư. (Ảnh minh hoạ)
1. Đỏ bừng mặt
Đỏ bừng mặt là một dấu hiệu đỏ tạm thời không tự nguyện của da, thường biểu lộ trên mặt. Đỏ bừng mặt có thể kèm theo đỏ bừng ở vùng cổ hoặc ngực. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, do uống rượu bia, ăn thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh…
Nhưng đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến sức khoẻ như: Cường giáp, hội chứng Dumping, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Trong một số trường hợp, đỏ bừng mặt có thể xảy ra với các triệu chứng khác có thể đe dọa tính mạng như: Sốc phản vệ, cơn cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, nên thăm khám kịp thời nếu bạn xuất hiện dấu hiệu đỏ bừng mặt đi kèm với các triệu chứng khác.
Đỏ bừng mặt có thể kèm theo đỏ bừng ở vùng cổ hoặc ngực. (Ảnh minh hoạ)
2. Lòng bàn tay đỏ
Lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi.
Lý do có thể khiến lòng bàn tay đỏ là do sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố gây giãn nở mạch máu. Thông thường vết mẩn đỏ sẽ nằm ở rìa ngoài của lòng bàn tay. Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay bị mẩn đỏ bất thường.
Nếu phát hiện những vùng da đỏ trên tay, bạn nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, hãy chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế uống rượu bia.
1. Đau hạ sườn phải
Đau tức hạ sườn là dấu hiệu bệnh lý của các cơ quan nằm trong khu vực gần gan hoặc cũng có thể từ cơ quan như túi mật, đường ruột, dây thần kinh liên sườn hoặc phổi.
Tuy nhiên phần lớn người có dấu hiệu đau tức hạ sườn phải đều mắc các bệnh lý về gan. Người bệnh sẽ có các triệu chứng kèm theo: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, sụt cân nhanh… Khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh sẽ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, nước tiểu chuyển màu vàng đậm…
2. Đau khớp
Đau khớp là cảm giác khó chịu, đau nhức ở bất kỳ khớp nào của cơ thể. Đau khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi là biểu hiện của bệnh lý toàn thân hoặc chấn thương nào đó. Vị trí đau và tính chất đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà người bệnh mắc phải.
Nguyên nhân gây ra đau khớp có thể do: Thoái khoá khớp, nhiễm trùng, chấn thương, gout, viêm khớp do bệnh tự miễn, thiếu vitamin D…
(Ảnh minh hoạ)
3. Đau cơ
Cơ là mô mềm được cấu tạo bởi những sợi protein có khả năng co giãn ở cả 2 chiều. Chức năng chính của cơ là duy trì và thay đổi tư thế vận động cũng như chuyển động của cơ quan nội tạng.
Đau cơ còn hiểu đơn giản là đau nhức trong cơ. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể, gồm đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, tay.
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau cơ là đau, căng và co rút. Một số nguyên nhân dẫn đến đau cơ như: Căng cơ ở một chỗ hay nhiều chỗ trên cơ thể, ví dụ căng cơ bắp chân; Dùng cơ quá sức trong khi vận động; Tổn thương cơ khi vận động thể thao hay trong công việc; Viêm cơ…
Tổng hợp