1 ngành học ở Việt Nam thiếu hơn 40.000 nhân sự mỗi năm: Được ví là nghề ''hái ra tiền'', lương tháng có thể tới 45 triệu đồng

Khuê Hiền, Theo Đời sống & Pháp luật 17:03 29/07/2024
Chia sẻ

Ngành du lịch đang thiếu rất nhiều nhân sự chất lượng cao.

Thiếu lượng lớn nhân sự chất lượng cao

Kể từ sau đại dịch COVID-19 tính đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã có những tín hiệu khả quan. Trong năm 2023, nước ta đã đón 12 -13 triệu lượt khách quốc tế, vượt mục tiêu đặt ra khoảng 4 lần. Năm 2024, mục tiêu hướng tới đạt 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế và hiện một số chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế được mở rộng (Theo chia sẻ của Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm thông tin - truyền thông Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM trong chương trình tư vấn "Chọn ngành học cho tương lai: Khối ngành du lịch - dịch vụ" do báo Thanh Niên thực hiện).

1 ngành học ở Việt Nam thiếu hơn 40.000 nhân sự mỗi năm: Được ví là nghề ''hái ra tiền'', lương tháng có thể tới 45 triệu đồng- Ảnh 1.

Mặc dù ngành du lịch đã có những bước tiến ấn tượng trong việc thu hút du khách quốc tế, nhưng số lượng lao động ngành này lại giảm đi đáng kể, gây ra mối lo ngại về vấn đề cung cầu. Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong năm 2023, số lượng nhân sự trong cơ sở lưu trú du lịch có khoảng 350.000 người, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thực tế cần có khoảng 507.000 lao động nếu với số lượng các cơ sở lưu trú như hiện có, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 50.000 người.

Cũng theo tính toán của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 nhân viên mới và 25.000 nhân viên cần đào tạo lại. Song mỗi năm, các trường trong nước chỉ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên, trong đó tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo chuyên nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 43% trong tổng số lao động du lịch, và gần một nửa không biết ngoại ngữ.

1 ngành học ở Việt Nam thiếu hơn 40.000 nhân sự mỗi năm: Được ví là nghề ''hái ra tiền'', lương tháng có thể tới 45 triệu đồng- Ảnh 2.

Trong chương trình tư vấn "Chọn ngành học cho tương lai: Khối ngành du lịch - dịch vụ", Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân - Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Sài Gòn cho biết thống lao động trong lĩnh vực du lịch đã qua đào tạo cho thấy, chỉ 10% nhân lực ngành này có trình độ đại học, còn lại là các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn.

Những thông số này cho thấy ngành du lịch Việt Nam hiện không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng lao động cũng còn hạn chế. Trong đó, những kiến thức về tin học, ngoại ngữ, năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý,... của đội ngũ nhân lực hiện tại được đánh giá là chưa cao nên khó có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Ngành học thiết thực, lương cao

Ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành và bộ phận. Trong đó, các nhóm ngành này chuyên đào tạo, phân bổ nhân sự làm việc trong các tổ chức, công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng,... nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Là ngành nghề có nhiều nhóm và bộ phận nên sinh viên theo học du lịch sẽ được trang bị nhiều kiến thức đa dạng từ các môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xã hội, văn hóa, kinh tế, ngoại ngữ,... Không những vậy, trong quá trình học tập, sinh viên còn được rèn luyện và trau dồi những kỹ năng mềm quan trọng như: Giao tiếp, đàm phán, thảo luận,... để dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai.

1 ngành học ở Việt Nam thiếu hơn 40.000 nhân sự mỗi năm: Được ví là nghề ''hái ra tiền'', lương tháng có thể tới 45 triệu đồng- Ảnh 3.

Nói du lịch là một ngành học thiết thực bởi mức độ cần thiết của nó đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa,... của một quốc gia. Chính vì vậy, thị trường vẫn đang và sẽ luôn cần một số lượng nhân sự ngành du lịch lớn mỗi năm. Sinh viên sau khi ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm đa dạng như: Hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, chuyên viên tại các sở ban ngành du lịch, chăm sóc khách hàng, quản trị và tổ chức sự kiện, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo lữ hành, giám sát, điều hành tại các cơ sở lưu trú hoặc doanh nghiệp lữ hành.

Hiện nay, thu nhập của nhân sự ngành Du lịch được xếp vào nhóm ổn định, tăng dần theo tuổi nghề. Cụ thể, tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ và kinh nghiệm của mỗi người, khoảng lương sẽ rơi vào từ 10 - 45 triệu đồng. Người mới vào nghề có thể đạt mức lương từ 10 - 15 triệu đồng.

1 ngành học ở Việt Nam thiếu hơn 40.000 nhân sự mỗi năm: Được ví là nghề ''hái ra tiền'', lương tháng có thể tới 45 triệu đồng- Ảnh 4.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và bắt kịp xu hướng du lịch của thời đại, ngành Du lịch đã được nhiều trường đại học đưa vào giảng dạy từ nhiều năm trước. Một số trường nổi tiếng trong việc đào tạo ngành Du lịch phải kể đến như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Huế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Tp.HCM,...

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày