Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 27/07/2024
Chia sẻ

Chuyện các bạn nữ vượt qua "giới hạn" về "giới tính" để lựa chọn theo đuổi các ngành học trong nhóm ngành STEM (khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học) ngày càng trở nên phổ biến.

Trên thực tế, sự phát triển đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực trong ngành kỹ thuật - công nghệ đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ thể hiện tài năng, đam mê và tạo dựng sự nghiệp thành công.

Vượt qua định kiến chọn ngành "chỉ dành cho nam"

Theo báo cáo của Liên hợp quốc (UN), tỷ lệ nữ giới làm việc trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu chỉ chiếm khoảng 28% lực lượng lao động trong ngành (tính đến năm 2023). Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng 3 trong số 10 người làm việc trong lĩnh vực công nghệ là phụ nữ. Vì đâu có những bạn trẻ chọn đi ngược lại xu hướng này?

"Khác với hình dung của nhiều người, khi được học, được thực tế trải nghiệm em mới thấy không phải ngành kỹ thuật nào cũng là khô khan, nặng nhọc, có rất nhiều chuyên ngành kỹ thuật đòi hỏi cao về trí óc và sự tỉ mỉ. Các bạn nữ có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp như là kỹ sư phần mềm, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu,...". Đó là chia sẻ của Nguyễn Thu Hương – sinh viên ngành Tự động hóa và Tin học, Trường Quốc tế - ĐHQGHN, chủ nhân giải Nhất cuộc thi UET MAKERTHON và giải Khuyến khích tại Cuộc thi Robotacon- WRO.

Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ- Ảnh 1.

Giảng viên và sinh viên Trường Quốc tế đồng hành tại các cuộc thi

Lê Huyền - nữ sinh giành giải Khuyến khích Vòng Chung kết cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp – Sáng tạo" năm 2023 của Trường Quốc tế, khẳng định đặc thù của ngành Công nghệ - Kỹ thuật đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ, đảm đảm bảo tính thẩm mĩ cao. Yếu tố này lại có sẵn trong các bạn nữ nhiều hơn. Ngoài ra, trong khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật có nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với cả nam và nữ, ví dụ như kĩ thuật viên, quản lý dự án..."

Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ- Ảnh 2.

Sinh viên Trường Quốc tế tự tin chinh phục những giải thưởng lớn

Khi được hỏi về lý do lựa chọn hướng đi mà như nhiều người vẫn nghĩ là chỉ dành cho nam giới, GS Phan Xuân Minh – nữ giáo sư đầu tiên của ngành Điều khiển – Tự động Việt Nam, cố vấn chương trình đào tạo Tự động hóa và Tin học của Trường Quốc tế, chia sẻ: "Chắc đó không phải là những người hiểu rõ về lĩnh vực này. Điều khiển tự động thực chất là ngành công nghệ chế tạo "bộ não" cho máy móc thiết bị, được giao thoa giữa toán ứng dụng, công nghệ thông tin và quá trình công nghệ, chính vì vậy những người hoạt động trong ngành này không phải làm những công việc nặng nhọc về chân tay mà chỉ cần có nền tảng toán học ứng dụng và kỹ thuật lập trình tốt là chắc chắn sẽ thành công. Một ngành khoa học kỹ thuật cũng rất phù hợp với các bạn nữ!"

Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ- Ảnh 3.

Sinh viên Trường Quốc tế được học tập với các chuyên gia, giáo sư đầu ngành

Lựa chọn môi trường phát triển toàn diện

Khi lựa chọn học ngành công nghệ, các bạn trẻ như Thu Hương và Lê Huyền luôn khao khát khẳng định mình qua những cuộc thi, ở các sân chơi công nghệ.

Đặc điểm chung của các ngành học thuộc khối Kỹ thuật – Công nghệ là sinh viên luôn phải cập nhật nhanh với các các công nghệ mới, phải tiếp nhận và học hỏi lượng thông tin lớn và liên tục. Nhưng không vì thế mà những nữ sinh viên tại Trường Quốc tế nản lòng, chỉ cần có niềm đam mê và yêu thích thì mọi khó khăn đều không thể cản bước bản thân, các sinh viên Trường Quốc tế đều tâm niệm như vậy.

Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề là những kỹ năng mà sinh viên Trường Quốc tế liên tục được trau dồi để phát triển toàn diện và nâng cao khả năng lãnh đạo và quản lý sau này. Phương pháp giáo dục "cá thể hóa tài năng" dưới sự hướng dẫn của các nhóm nghiên cứu chuyên ngành tại Trường Quốc tế giúp các bạn có cơ hội được học và làm việc với nhiều thầy cô giỏi, cũng như các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và nước ngoài.

Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ- Ảnh 4.

Lê Huyền tự tin thuyết trình đề tài nghiên cứu với đối tác doanh nghiệp bằng tiếng Anh

"Chúng em được tham gia nhiều hoạt động kiến tập và trải nghiệm thực tế ở các công ty công nghệ ngay từ năm nhất. Bên cạnh đó, chúng em được học tập với các thầy cô luôn tận tâm, tận lực, hết lòng bảo ban. Những điều này làm cho quyết định học tập tại Trường Quốc tế trở thành sự lựa chọn phù hợp nhất", Thùy Trang, sinh viên năm thứ Hai ngành Tự động hóa và Tin học, chia sẻ.

Lê Huyền cho hay bạn rất thích các hoạt động của câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa của Nhà trường. Bên cạnh đó, nhờ môi trường học tập bằng tiếng Anh, có giảng viên vàsinh viên quốc tế mà năng lực ngoại ngữ của bạn được cải thiện và trở nên năng động, tự tin hơn. Đó sẽ là lợi thế lớn khi tham gia vào thị trường lao động toàn cầu!

Tương lai rộng mở

Theo nhận định của các chuyên gia cơ hội việc làm của nữ giới khi theo đuổi lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ là rất lớn. Hầu hết các ngành kỹ thuật hiện nay đang thiếu rất nhiều nhân lực nữ. Theo thống kê của một đơn vị độc lập, gần 100% sinh viên nữ tốt nghiệp các ngành kỹ thuật đều có việc làm tốt với mức lương hấp dẫn.

Như vậy, sự chủ động, tự tin và không ngừng học hỏi sẽ là "vũ khí" giúp những nữ sinh viên đi ngược định kiến có thểvững bước trên con đường mình chọn và tự tin đối mặt với thách thức của tương lai .

Chuyện chọn ngành: Khi “phái nữ" không còn là “phái yếu" trong ngành công nghệ- Ảnh 5.

Thông tin tuyển sinh Trường Quốc tế năm 2024

Năm 2024, Trường Quốc tế xét tuyển 1.500 chỉ tiêu vào các ngành học thuộc khối Kinh tế, Tài chính, Ngôn ngữ, Công nghệ và Kỹ thuật, mã trường: QHQ. Quý vị phụ huynh và các bạn thí sinh quan tâm vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại: https://tuyensinh.vnuis.edu.vn/tuyensinh2024

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày