Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 07:36 04/10/2017

Phẫu thuật luôn là lựa chọn cuối cùng để chữa trị bất kỳ căn bệnh nào. Và đối với chứng vẹo cột sống, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa.

Xã hội ngày nay yêu cầu ta phải ngồi rất nhiều, và có lẽ không ít người thường xuyên ngồi sai tư thế. Cộng thêm sự chi phối của công nghệ, hệ quả để lại là xã hội sở hữu một thế hệ bị vẹo cột sống trầm trọng.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 1.

Về cơ bản, chứng vẹo cột sống có thể được cải thiện nhờ vật lý trị liệu, kiên trì nắn chỉnh trong thời gian dài. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng bạn sẽ chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là sống chung với lũ, hoặc là phẫu thuật mà thôi. Và nếu đã lựa chọn phẫu thuật, bạn cần phải hiểu rằng đó là một quy trình... đau nhức nhối.

Vào thế kỷ 20, phẫu thuật chỉnh cột sống là cơn ác mộng đối với bất kỳ bệnh nhân nào thiếu may mắn gặp phải. Đó là một trong những ca phẫu thuật xâm lấn nhiều nhất, khi bệnh nhân phải mổ banh phần lưng để bắt vít, nắn chỉnh trực tiếp. Hệ quả là những cơn đau đớn kéo dài, thời gian hồi phục rất lâu, thậm chí là không bao giờ được như trước nữa.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 2.

Ngày nay, công nghệ tiến bộ giúp y học có được phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Nhưng dù được xem là một bước ngoặt đối với các bệnh nhân lệch cột sống trầm trọng, quy trình thực hiện nó vẫn khiến tất cả chúng ta phải rùng mình.

Quy trình phẫu thuật nắn lưng "đau nhức nhối"

Chúng ta sẽ bỏ qua các công đoạn chẩn đoán bằng phương pháp cộng hưởng từ, X-Quang... mà đi thẳng vào quy trình.

Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ cạnh cột sống để lắp đặt một chiếc ống. Đây là một công đoạn rất quan trọng, vì nhờ chiếc ống này mà đây được gọi là dạng phẫu thuật "ít xâm lấn".

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 3.

Kế đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật khoan tủy và bắt vít qua ống. Nhờ có thể định vị bằng máy móc công nghệ cao, mỗi ống có thể bắt được 10 vít, và nhờ vậy bệnh nhân chỉ bị rạch 2 - 3 vết mổ.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 4.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 5.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 6.

Đinh vít có thêm phần trụ để phục vụ cho việc nắn xương sau này

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 7.

Tương tự là vết rạch ở phần đốt sống cuối.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 8.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ luồn 2 sợi dây bằng thép chuyên dụng, xuôi theo các trụ vít đã bắt sẵn trong cột sống. Sau đó là siết vít, gỡ trụ ra.

2 sợi dây này sẽ đóng vai trò làm giá đỡ, hỗ trợ lực cho cột sống sau khi phẫu thuật kết thúc.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 9.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 10.

Cố định vít

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 11.

Siết chặt và tháo trụ đỡ

Cuối cùng, và cũng có lẽ là bước "nhức nhối" nhất, các bác sĩ sẽ dùng kìm vặn trực tiếp 2 sợi thép, nhằm uốn thẳng cột sống của bệnh nhân.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 12.

Xem quy trình phẫu thuật nắn cột sống đau nhức nhối khiến bạn chẳng bao giờ dám ngồi sai tư thế nữa - Ảnh 13.

Đây là kết quả

Để hiểu rõ hơn về quy trình, mời bạn theo dõi video sau đây.

Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng vài giờ. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ mà bệnh nhân sẽ được về nhà chỉ trong vòng 1 tuần, và có thể quay về cuộc sống bình thường trong vòng 6 tuần hoặc hơn, tùy mức độ nghiêm trọng. Hơn nữa, nếu so với trước kia, độ đau đớn của bệnh nhân cũng giảm đi rất nhiều.

Nhìn chung, đây là một ca phẫu thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là những người có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Tuy vậy, phẫu thuật dù sao cũng nên là lựa chọn cuối cùng, vì ít nhiều cũng sẽ có những di chứng nhất định.

Tốt hơn hết, hãy lo cải thiện tư thế ngồi của bản thân, đừng để đến ngày phải nằm úp lên bàn mổ thì hối không kịp.