Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào

T.O.P, Theo Helino 07:43 04/09/2018

Có thể nói, nhà Thanh là thời đại có nhiều quy tắc lễ nghi được đánh giá là phức tạp nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, và bộ phim Diên Hi Công Lược đã khắc họa rất tốt điều đó.

"Diên Hi Công Lược" quả thực là một bộ phim tốn quá nhiều giấy mực của các nhà phê bình, cũng như thời gian... cày của các mọt phim. Chẳng trách được, bởi cung đấu là đề tài phim luôn thu hút mà.

Một trong những yếu tố được đánh giá cao nhất của Diên Hi Công Lược, đó là biên kịch đã xây dựng được hậu cung bám rất sát với hình ảnh thực tế của triều đình nhà Thanh khi xưa. Trong đó, cả những quy tắc rất riêng trong hậu cung ở giai đoạn này cũng được khắc họa rất chân thực.

Trên thực tế, vương triều nào ở bất kỳ đâu cũng có những nghi lễ của riêng mình. Nhưng với triều đại nhà Thanh, giai đoạn này có những lễ nghi được đánh giá là phức tạp nhất, và đó là lý do vì sao nhiều khán giả đánh giá cao bộ phim này. Họ bám sát quá mà.

Nghi thức về phục trang

Với một nữ nhân trong hậu cung, về cơ bản có 3 loại phục trang được mặc. Thứ nhất "Triều phục", thứ 2 "Cát phục", và thứ 3 là "Thường phục".

Thường phục là loại mặc thường ngày, không có quy định cụ thể. Nhưng với Triều phục và Cát phục thì luôn cần phải chuẩn chỉnh, bởi điều đó thể hiện vinh hiển của Đại Thanh. Và dù là trang phục nào thì cũng là yếu tố thể hiện địa vị, nên sẽ có sự khác biệt nhất định với từng người.

1. Hãy đi từ Triều phục

Triều phục là trang phục dành cho các dịp cực kỳ trọng đại, như lễ sắc phong hoặc đại lễ. Quy định bộ triều phục của một hậu phi thời nhà Thanh là tương đối phức tạp, với ít nhất là 10 yếu tố tạo thành, bao gồm:

Triều quan (朝冠): mũ

Kim ước (金约): dây đeo trán để giữ triều quan

Nhị (珥): hoa tai

Lãnh ước (领约): kiềng trên cổ

Triều châu (领约): bộ dây ngọc khoác bên ngoài

Thải thuế (彩帨): dây rũ bằng vải trước ngực

Triều quái (朝褂): áo khoác mặc ngoài triều bào

Triều bào (朝袍): áo chính

Triều váy (朝裙): Có 2 loại, có áo hoặc không dựa theo hiện vật thật.

Triều ủng (朝靴): giày

Để chi tiết hơn thì từ ngoài vào trong sẽ gồm 3 lớp là Triều quái, Triều bào và Triều váy. Trong đó, Triều phục của Hoàng thái hậu và Hoàng hậu là đồng dạng. Các mệnh phụ cấp cao (phu nhân của đại công thần trong triều) thì có Triều phục giống nữ nhân mang tước vị Tần. Và cũng phải từ tước Tần trở lên mới được phép có Triều quái, Triều bào và Triều quan thôi.

Triều phục của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu (trái) và Triều phục Hoàng quý phi của Tuệ Hiền Hoàng quý phi.

2. Tiếp theo là Cát phục

Đây có lẽ là thứ phục sức đặc biệt nhất, bởi trong tất cả các triều đại, chỉ có nhà Thanh là hình thành quy định chính thức mà thôi.

Khác với Triều phục chỉ được mặc trong các dịp rất trọng đại, thì vào các dịp lễ ít trang trọng hơn, các hậu phi sẽ mặc Cát phục. Về cơ bản, loại trang phục này cũng giống như Thường phục, nhưng có thêm hoa văn và trang sức mỹ lệ hơn, nên còn được gọi là Thải phục (彩服) hay Hoa y (花衣).

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 3.

Một bộ cát phục bao gồm:

Long quái(龙褂): áo mặc ngoài, có xẻ vạt, thân áo dài, ống tay tương đối dài, đều có màu xanh đen (tức là Thạch Lam sắc). Long quái của Hậu phi chỉ xẻ đằng sau, trong khi của Đế vương là xẻ cả trước sau.

Long bào (龙袍) mặc bên trong, cũng là áo chính của bộ Cát phục. Áo cổ tròn, ống tay áo dạng Mã đề tụ, xẻ vạt trái phải, thân áo dài, viền cổ áo có hoa văn. Có thể chỉ cần mặc Long bào, không cần khoác Long quái.

Có thể thấy, cụm từ "Long bào" cũng được dùng với Cát phục của các nữ nhân chứ không chỉ Hoàng thượng. Nhưng tất nhiên, màu sắc phải khác nhau, tùy theo địa vị. Thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng quý phi (chính là Anh Lạc) có Long bào màu Minh hoàng. Kế đến tước Quý phi và Phi dùng màu Kim hoàng, còn Tần thì dùng màu Hương (màu có tone nâu đất, trầm ấm).

Với Long quái, tùy vào địa vị mà hoa văn sẽ có khác biệt. Long quái có thêu rồng vàng 5 móng (Ngũ trảo kim long) được dành cho Hoàng hậu, Hoàng quý phi, quý phi và phi. Riêng tước Tần, phần vạt áo phải theo Quỳ ong - hình rồng lượn trong 1 hình tròn nhưng không quay chính diện).

Quy định về trang sức

Không chỉ quần áo trang phục, mà các phụ kiện cũng được biên kịch Diên Hi tập trung khai thác triệt để. Cũng dễ hiểu thôi, bởi đó cũng là yếu tố thể hiện địa vị của người đeo một cách rõ ràng. Hơn nữa, một số phụ kiện được yêu cầu có mặt trên Triều phục, nên hiển nhiên phải thực hiện theo quy định.

1. Khuyên tai - hay còn gọi là Nhị

Trong "Diên Hi Công Lược", tất cả các nhân vật nữ đều có tới 3 lỗ khuyên. Với các phi tần cao quý, họ sẽ đều đeo khuyên ngọc, còn với các cung nữ, ma ma thì họ chỉ đeo 1-2 chiếc khuyên ngọc, chiếc còn lại là khuyên tròn cơ bản.

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 5.

Đó thực chất là một tập tục có tên "nhất kỹ tam kiềng" - chỉ có trong văn hóa cung đình của người Mãn Thanh. Đây có thể coi là tiêu chí để sáp nhập nhân khẩu vào Mãn Châu, phân biệt với dân tộc Hán vốn chỉ đeo 1 chiếc khuyên tai.

2. Hộ giáp

Tiếp theo, hẳn rất nhiều cũng ấn tượng với những chiếc "nhẫn móng tay" mà các vị phi tần mỹ nữ trong hậu cung đều đeo. Thứ đó là "hộ giáp" - một loại trang sức không thể thiếu trong thời đại này.

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 6.

Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên. Nhưng móng tay dễ gãy lắm, nên mới có hộ giáp để bảo vệ chúng. Và bởi nó rất vướng víu, nên chỉ những người xuất thân cao quý (cả ngày chẳng làm gì) mới có thể đeo chúng mà thôi.

Đến thời nhà Thanh, hộ giáp lại được nâng tầm, trở thành dấu hiệu phân cấp địa vị, quyền lực trong hậu cung. Hoàng hậu, quý phi dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa,... Các phi tần thứ bậc thấp thì dùng hộ giáp bằng đồng, ngà, men sứ...

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 8.

Hộ giáp thời nhà Thanh

Họa tiết chạm khắc trên hộ giáp cũng vô cùng tinh xảo, hoàng hậu chạm khắc hình phượng hoàng. Hộ giáp của Thái hậu lại khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ". Một số hộ giáp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.

3. Lãnh ước

Phía trên, chúng ta biết Lãnh ước là chiếc kiềng đeo trên cổ Triều quái, và đó cũng là một điểm để phân biệt giai cấp.

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 9.

Xa Thi Mạn "Rảnh phi" và chiếc kiềng ngọc trên cổ

Như chiếc kiềng của Hoàng hậu sẽ được gắn 11 Đông châu, ở giữa có san hô, dây rủ 2 đầu có màu minh hoàng (màu nhũ vàng), ở đuôi có đá ngọc màu lam. Hoàng quý phi thì chỉ có 7 Đông châu, các dây đuôi không có gắn ngọc. Quý phi và phi cũng tương tự, nhưng là màu Kim hoàng (dạng màu vàng của hoàng tộc), không phải Minh Hoàng như Hoàng hậu và Hoàng quý phi.

4. Quạt lụa - 1cm giá 3 chỉ vàng

Dù thích dùng hay không thì quạt cũng được đưa vào quy định trong hậu cung nhà Thanh, là một phụ kiện không thể thiếu với những phu nhân có địa vị cao. Và bởi nó là yếu tố thể hiện địa vị, nên làm ra nó cũng không hề đơn giản.

Xem Diên Hi Công Lược mới thấy nghi thức ăn mặc trong hậu cung nhà Thanh phức tạp đến thế nào - Ảnh 11.

Những chiếc quạt thời nhà Thanh được dệt theo một kỹ thuật đặc biệt được gọi là "Kesi" (緙絲) - hay dệt lụa hoa - hiểu nôm na "những sợi chỉ đan kết vào nhau". Về cơ bản, đó là một phương pháp dệt hết sức tinh tế, hoa văn cực kỳ tinh xảo và hoàn toàn được làm thủ công. Có khi một ngày chỉ dệt được... 2cm, thế nên mới nói 1cm lụa Kesi ngày xưa có giá 3 chỉ vàng là vì vậy.

Tham khảo: Baidu, Étik Academy Page...