"Xanh" hóa ngành thời trang: Gen Z cùng RMIT tiên phong tạo khác biệt

Quang Vũ, Theo thanhnienviet.vn 11:00 07/05/2025
Chia sẻ

Nếu bạn nghĩ thời trang chỉ xoay quanh những bộ outfit đỉnh nóc hay những sàn diễn lung linh, hãy nghĩ lại! Gen Z tại RMIT đang làm nên điều khác biệt khi đi sâu vào bản chất thời trang, kết nối với các chất liệu dân tộc và nâng tầm thời trang bền vững Việt Nam lên bản đồ quốc tế.

Thời trang bền vững trong "high fashion"

Màu đen, vốn được xem là màu quyền lực bấy lâu nay, đang nhường bước cho một màu "quyền lực" mới - thời trang "xanh" hay còn gọi là thời trang bền vững. Xu hướng "xanh hóa" thời trang này đang dần lan ra toàn cầu, tiên phong bởi những thương hiệu cao cấp.

Có thể kể đến những thương hiệu đi đầu trong cuộc đua bền vững này như Chloe dẫn đầu với cam kết sử dụng vật liệu hữu cơ, tái chế và giảm thiểu tác động môi trường thông qua chuỗi cung ứng thông minh.

Gucci với chiến dịch "Gucci Equilibrium" đã khẳng định tham vọng cân bằng giữa thời trang và thiên nhiên. Từ việc giảm khí thải carbon đến sử dụng vải hữu cơ, Gucci đã chứng minh thời trang không hề mâu thuẫn với trách nhiệm môi trường.

Stella McCartney thực sự là "quý cô tiên phong" của thời trang bền vững. Không sử dụng da động vật hay lông thú, thương hiệu này còn đổi mới bằng cách ứng dụng công nghệ sản xuất da từ nấm, đồng thời giữ vững sứ mệnh bảo vệ môi trường qua từng sản phẩm.

Gen Z đang thay đổi cuộc chơi

Thời trang bền vững không chỉ là phong trào từ những thương hiệu cao cấp mà còn là xu hướng mang tính toàn cầu, phản ánh sự thay đổi tư duy tiêu dùng – mà mạnh mẽ nhất là của Gen Z.

"Xanh" hóa ngành thời trang: Gen Z cùng RMIT tiên phong tạo khác biệt- Ảnh 1.

Gen Z là trung tâm của mọi hoạt động chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững, bao gồm thời trang (ảnh: RMIT)

Theo báo cáo của Coherent Market Insights, thị trường thời trang bền vững toàn cầu dự kiến đạt 33,05 tỷ USD vào năm 2030. Song song với đó, thị trường đồ secondhand – biểu tượng của tiêu dùng thông minh – cũng dự đoán tăng vọt, đạt 351 tỷ USD vào năm 2027. Thế hệ này không chỉ chọn thời trang đẹp mà còn chọn phong cách sống có trách nhiệm.

Không dừng lại ở đó, Gen Z còn đòi hỏi các thương hiệu phải có giá trị vượt xa "diện mạo đẹp mắt". Đó là trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và tạo dựng sự bình đẳng – chính những điều này đã thúc đẩy xu hướng thời trang xanh.

RMIT khai phá thế hệ tiên phong của thời trang bền vững

Để Gen Z có cơ hội thực hiện hóa lý tưởng thời trang xanh, ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT đã "khai phá" hành trình đầy cảm hứng này. Tại đây, sinh viên không chỉ học về thời trang mà còn được truyền cảm hứng để áp dụng tư duy phát triển bền vững vào mỗi sản phẩm.

"Xanh" hóa ngành thời trang: Gen Z cùng RMIT tiên phong tạo khác biệt- Ảnh 2.

Sinh viên RMIT được truyền cảm hứng để áp dụng tư duy phát triển bền vững vào mỗi sản phẩm.

Ví dụ gần đây, với tư duy bền vững được phát triển trong quá trình học tập tại RMIT, sinh viên ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang Lê Nhật Kim đã nghiên cứu và đề xuất khởi xướng Re Jewelry—một thương hiệu trang sức tái chế độc đáo. Nhật Kim tận dụng kiến thức để xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, phân tích thị trường và sáng tạo kế hoạch tiếp thị. Hành trình này không chỉ là câu chuyện cá nhân mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm, để thay đổi ngành công nghiệp thời trang.

Không chỉ truyền đạt những lý thuyết "suông", chương trình Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp Thời trang tại RMIT đã đưa phương pháp học tập thực tiễn lên một tầm cao mới khi các môn học đều được tích hợp các yếu tố bền vững. Hãy tưởng tượng bạn được trải nghiệm làm vải bền vững và thân thiện với môi trường từ màng sinh học kombucha hoặc học cách dệt và nhuộm vải truyền thống và tự nhiên tại các bản làng Tây Bắc. Cách học từ thực tế này không chỉ mang lại kiến thức mà còn nuôi dưỡng cảm xúc và sự kết nối thực sự với di sản văn hóa và chất liệu dân tộc để truyền cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ tới sinh viên.

"Xanh" hóa ngành thời trang: Gen Z cùng RMIT tiên phong tạo khác biệt- Ảnh 3.

Sinh viên RMIT được học cùng nghệ nhân dân tộc thiểu số về các chất liệu tự nhiên và kỹ thuật dệt may truyền thống. (Hình: Bùi Hoàng Tiến Dũng, Titi Rylander, RMIT)

"Tại RMIT, chúng tôi trang bị cho sinh viên của mình những kiến thức, kỹ năng và tư duy để dẫn đầu những đổi mới vì một ngành công nghiệp thời trang bền vững. Chương trình học được xây dựng nhằm khai mở sự sáng tạo, đổi mới và nhận thức về môi trường của sinh viên, giúp các em định hình lại về tương lai thời trang tại Việt Nam và thế giới.", Phó giáo sư Donna Cleveland, quyền Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế, cho biết.

Khi Thời trang "va" Công nghệ

Nhưng đừng nghĩ rằng thời trang chỉ là việc quay lại với tự nhiên. Với ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang RMIT, sinh viên còn được học cách áp dụng công nghệ để quản lý doanh nghiệp thời trang, từ lập kế hoạch kinh doanh đến phát triển sản phẩm. Điều này giúp các bạn trẻ không chỉ đón đầu mà còn dẫn dắt xu hướng trong một ngành công nghiệp thay đổi không ngừng.

Nhiều sinh viên chia sẻ, những môn học này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em cập nhật xu hướng công nghệ, đồng thời trang bị kỹ năng thích nghi và phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Không chỉ vậy, những gì sinh viên được học tại RMIT không dừng lại trong sách vở! Thông qua chương trình học tập kết hợp thực tiễn (WIL), sinh viên còn có cơ hội làm việc trực tiếp với các thương hiệu đình đám như Inditex, H&M, và Woolmark. Những dự án thực tiễn này không chỉ giúp tích lũy kỹ năng mà còn xây dựng các mối quan hệ giá trị về sau.

"Xanh" hóa ngành thời trang: Gen Z cùng RMIT tiên phong tạo khác biệt- Ảnh 4.

Sinh viên RMIT tham quan học tập tại SIR Tailor’s trong môn học Phát triển sản phẩm thời trang (hình: RMIT)

"Chương trình học của ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang mang tính ứng dụng cao. Em được trang bị những kiến thức thực tế nhất trong quá trình học để xây dựng nền tảng vững chắc về ngành. Vì vậy, trong kỳ thực tập tại DAFC với vai trò Digital Product Intern, em đã hoàn thành xuát sắc những công việc được giao," bạn Lê Phan Hoàng Quý, tân khoa khóa 2025, chia sẻ.

Để tìm hiểu về ngành Quản trị Doanh nghiệp Thời trang RMIT, bạn hãy đăng ký tham gia Hội thảo thông tin "Khám phá RMIT và các ngành học Sáng tạo" vào ngày 18/5 sắp tới tại đây .

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày