Vì thế mà cứ đến dịp Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép ra sông hay ao, hồ... với ngụ ý “cá hóa long” (cá chép hóa rồng) làm phương tiện cho Táo quân vượt vũ môn lên thiên đình.
Xung quanh các ao hồ ở Thủ đô, người dân thả cá chép, đồ cúng bái trên ban thờ rất nhộn nhịp.
Từ sáng sớm, những chú cá chép vàng đã theo xe rong ruổi phố phường, vào nhà dân để chuẩn bị "hóa long".
Cầu Long Biên là một trong những địa điểm quen thuộc của người dân Hà Nội thả cá chép ông Công, ông Táo.
Những chú cá được thả thẳng từ độ cao 6 - 7 mét xuống lòng sông.
Cùng với cá, người dân thả cả tro vàng...
... chân hương sau khi bao sái ban thờ.
Đem theo con nhỏ, người đàn ông này vẫn thản nhiên xả rác xuống sông Hồng.
Những túi nilon đựng cá, tàn hương bị ném xuống lòng sông không thương tiếc...
... cùng lỉnh kỉnh những thứ "tâm linh" khác, khiến trụ cầu chẳng khác nào bãi rác nổi.
Có lúc, cầu Long Biên bị ùn tắc bởi lượng người đổ đến phóng sinh cá quá đông.
Ngày ông Công, ông Táo về chầu trời cũng là thời điểm trục lợi của những người vớt cá chép.
Chưa kịp hóa rồng, lũ cá đã bị vớt lại vào rọ.
Những người vớt cá chép trên sông Hồng còn dùng cả ắc-quy kích điện cho cá "xỉu".
Người đàn ông này thả cá ngay cạnh chiếc bát hương ai đó vừa ném xuống hồ.
Tro vàng mã nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Tây.
Phải "gạn đục khơi trong" một hồi lâu, người phụ nữ này mới thả được cá xuống.
Ngay trên thềm lên xuống, nilon và đủ thứ rác được người dân ném lại.
Một số người sử dụng ca nhựa, xô, bát... thay vì nilon để đem cá đi phóng sinh.
Hai người dân vớt nilon dưới hồ để vào "điểm tập kết".
Nhiều người dân tự nguyện buộc nilon đựng cá, tro trên thành cầu Long Biên...
...để lực lượng tình nguyện và công nhân vệ sinh đến gom nhặt.
Các bạn sinh viên cũng hỗ trợ công nhân vệ sinh để tuyên truyền, gom nilon từ người đến thả cá.
Cúi qua thành cầu, phóng sinh cá giữa những túi nilon giăng mắc...
... người phụ nữ này sau đó cũng buộc túi nilon vào thành cầu.
Nhiều tình nguyện viên mang theo xô đựng...
... để đem cá của người dân thả tận sông.
Các bạn "dụ dỗ" : “Cá được gom vào xô, sau đó đem thả tận sông để đảm
bảo sống khỏe mạnh, tận lực phục vụ ông Táo. Tro được gom lại và thả
vào cuối ngày. Ban thờ, đồ thờ, chân nhang… tất cả được tập trung và hóa
dưới bãi, sau đó đem thả tro".
Hai thanh niên này định thả bàn thờ cũ thẳng xuống sông...
... vấp phải sự phản đối của nhóm tình nguyện, họ đã bê đi nơi khác.
Ở hồ Ngọc Khánh, nhóm tình nguyện này cũng có mặt, “kè kè” các tấm poster khẩu hiệu...
... cũng như liên tục nhắc nhở người dân bỏ túi nilon vào thùng.
Hoạt động này được nhiều người dân tự nguyện hưởng ứng.
Tại hồ Tây, những công nhân vệ sinh cũng tích cực vớt rác, tro vàng...
... trả lại vẻ trong xanh cho "lá phổi" của Thủ đô.