Như chúng ta đã biết, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam đều tất bật chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ... để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Một thứ không thể thiếu trong dịp này chính là những chú cá chép đỏ khỏe mạnh. Theo quan niệm của dân gian, cá chép là "phương tiện" duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ao, hồ để thả.
Duy trì nét văn hóa truyền thống hàng năm này, vào ngày 23/1 (tức 23 tháng Chạp) năm nay, nhiều người dân Thủ đô cũng như người dân trên cả nước đã chuẩn bị sẵn những chú cá chép để mang đi phóng sinh tại các ao, hồ. Có mặt tại Hồ Gươm - trung tâm Thủ đô Hà Nội và một số địa điểm nổi tiếng khác, chúng tôi ghi nhận được những tình hình khả quan và tiến bộ hơn rất nhiều so với năm khác về hình ảnh mỹ quan đô thị. Có được sự tiến bộ như vậy là bởi người dân ngày càng nâng cao ý thức qua các năm, đồng thời một lực lượng hùng hậu không thể thiếu là các bạn thanh niên tình nguyện. Mang xô nhựa và thùng đựng rác lưu động đứng thành nhiều điểm chốt xung quanh khu vực Hồ Gươm, nhóm thanh niên tình nguyện trực tiếp nhắc nhở và giúp đỡ người dân tại chỗ khiến việc phong trào '"thả cá không thả túi nilon" trở nên thiết thực hơn rất nhiều.
Việc thả cá chép cho ông Công, ông Táo được người dân thực hiện trước giờ chính Ngọ (12h) để kịp giờ ông Táo lên chầu trời. Người dân nhẹ nhàng thả từng chú cá chép xuống mặt hồ
Dùng xô nhựa để phóng sinh
Những chú cá chép "bay" trên không trung Cá chép đỏ thả xuống sông, trở thành "phương tiện" đưa các Táo quân về chầu trờiBạn Tiến Đạt và Hải Nhi (đến từ đội thanh niên tình nguyện Quận đoàn Hoàn Kiếm) cho biết: "Cả đội của bọn mình có tất cả 60 người phân bố rộng khắp xung quanh khu vực Hồ Gươm. Mỗi "chốt" có từ 6 đến 6 người. Bọn mình đến đây từ 8 giờ, trực tiếp làm công việc tuyên truyền, nhắc nhở cho người dân đến thả cá phóng sinh. Cụ thể là ai mang túi nilon đựng cá đến thì bọn mình sẽ cho mượn xô để thả, sau đó túi được bọn mình thu gom lại luôn thùng rác lưu động. Đa số người dân rất vui vẻ và ủng hộ nhóm nên tình hình môi trường năm nay cải thiện rất đáng kể".
Nhiều bạn trẻ mang cá đến thảCác em bé được cha mẹ cho đi cùngBác Nguyễn Văn Phát (72 tuổi, nhà ở phố Tô Tịch) mang cá chép đến phóng sinh tại Hồ Gươm.
Những hình ảnh thả cá chép phóng sinh vào ngày Ông Công Ông Táo được nhiều người khách nước ngoài tại đây chú ý và tỏ ra thích thú. Nhiều người dúng máy ảnh hay máy quay du lịch ghi lại những hình ảnh văn hóa độc đáo này.
Những vị khách nước ngoài thích thú quan sát người dân thả cá
Rồi nhanh chóng dùng máy ảnh ghi lại...
Tại Hồ Tây, khoảng từ 9 giờ đến 10 giờ, rất đông người dân cũng đến khu vực này để thả cá chép. Theo quan sát của chúng tôi thì quanh khu vực này số lượng thùng rác không sẵn như Hồ Gươm, ban đầu người dân đến thả cá mang theo túi nilon nhưng không biết để ở đâu nên đành vứt tập trung hai bên bờ hồ, khu cầu thang lên xuống... vô tình gây hình ảnh ô nhiễm "xấu xí" như mọi năm. Hơn nữa, mặt hồ rộng nên nhiều người còn mang cả lư hương, tro đốt cháy thả khá nhiều khiến mặt hồ vẩn đục. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số người dân đã lên tiếng nhắc nhở chung, kết hợp cùng lực lượng thanh niên tình nguyện có mặt cùng trực tiếp tham gia dọn rác, khu vực Hồ Tây nhanh chóng được làm sạch trở lại.
Rất nhiều người tập trung tại khu vực này để thả cáĐược cha mẹ đưa đếnGia đình cùng nhau đến thả cá
Hai cha con thả cá phóng sinh tại khu vực hồ Tây - mặt hồ xuất hiện khá nhiều lư hương, tro tàn
Những chú cá lớn
Sư thầy trực tiếp dọn rác tại khu vực Hồ Tây
Phong trào này đang trở nên thiết thực trong dịp ông Công ông Táo năm nay
Gác lại công việc bận bịu cuối năm, những người dân đến đây đều chung nét mặt vui tươi, lạc quan; một số cha mẹ đưa cả trẻ em đi cùng, thả cá chép như gửi cả những niềm tin, hy vọng và những mong ước về một năm mới an lành, tốt đẹp hơn. Với việc người dân thả cá có ý thức hơn, vệ sinh môi trường được đảm bảo hơn, có lẽ Táo Quân sẽ rất vui vẻ khi về trời báo cáo tình hình dưới hạ giới trong năm qua.