Nghị lực phi thường của cô giáo trẻ nhặt đồng nát nuôi chồng mắc bệnh hiểm nghèo

Thu Hường, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 18/10/2015
Chia sẻ

Vì tình yêu sâu nặng dành cho chồng và các con, hơn chục năm qua, cô giáo Vương Thị Thùy đã đánh đổi tất cả để lăn lội kiếm sống, nuôi các con ăn học và duy trì sự sống cho người chồng mắc phải cơn bạo bệnh.

Yêu chồng đến quên mình

Nếu ai từng đến thị xã Sơn Tây, Hà Nội hỏi thăm về cô giáo dạy mỹ thuật chuyên làm thêm nghề nhặt đồng nát kiếm tiền nuôi chồng mắc bệnh hiểm nghèo, người ta sẽ đọc ra vanh vách cái tên Vương Thị Thùy (SN 1981).

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn rất nhỏ, người phụ nữ ấy đã mang trong mình ước mơ được làm giáo viên. Tốt nghiệp cấp 3, cô Thùy thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật. Tại đây, cô quen với anh Phạm Văn Mạnh, học trên cô một khóa. Tình yêu bắt đầu nảy nở giữa những con người có chung niềm đam mê nhưng mãi đến khi ra trường, anh Mạnh mới dám nói lời yêu.

"Lúc ấy tôi đã từ chối. Tôi nói tôi sẽ không yêu ai cả cho đến năm 25 tuổi. Khi ấy có ai yêu và ngỏ lời thì tôi sẽ lấy người đó", cô giáo Thùy nhớ lại.

4-2c4b6

3-2c4b6
Cuộc hôn nhân của cô giáo Thùy sẽ thực sự viên mãn nếu như bệnh tật quái ác không bủa vây, đe dọa mạng sống của chồng cô - anh Phạm Văn Mạnh.

Lời nói ấy được anh Mạnh hết sức ghi nhớ và đến năm cô Thùy vừa tròn 25 tuổi, anh Mạnh cầu hôn cô. Cuộc hôn nhân diễn ra trong êm đềm. Hai vợ chồng cô Thùy đều làm giáo viên. Mức thu nhập tuy không cao nhưng trong ngôi nhà họ sống luôn luôn đầy ắp tiếng cười, sự ấm áp và những hạnh phúc đang ở độ mới bắt đầu.

Năm 2012, sóng gió bắt đầu ập tới nhưng mọi nỗi đau có lẽ sẽ không kéo dài nếu tất cả những biến cố về sức khỏe của anh Mạnh chỉ là một cơn ác mộng thoảng qua. Đáng tiếc, đó lại là sự thật - một sự thật đau lòng rằng anh Mạnh mắc phải bệnh ung thư đại tràng và suốt quãng đời còn lại phải sống dựa vào việc truyền hóa chất.

"Mỗi tháng anh ấy phải truyền hóa chất 2 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 ngày. Công việc giáo viên đành phải bỏ", cô giáo Thùy cho biết. Hiểu rõ bệnh tình của chồng đang ở độ rất nguy kịch và có thể ra đi bất cứ lúc nào song vì tình yêu mãnh liệt, cô Thùy vẫn miệt mài ngày đêm làm việc với hy vọng càng kéo dài được sự sống cho chồng càng lâu càng tốt.

Sequence 0333.Still001-faa95
Sau khi kết thúc giờ lên lớp...

Sequence 07.Still004-faa95
... Cô giáo Thùy lại tiếp tục công việc buôn đồng nát quen thuộc.

Sequence44.Still008-faa95
Số tiền kiếm được từ công việc ấy không nhiều.

Sequence 09.Still005-faa95
Nhưng người phụ nữ này vẫn luôn tràn đầy lạc quan và tin tưởng vào tương lai

Số tiền truyền hóa chất quá lớn trong khi lương của cô Thùy lại thấp. Đồng lương ấy thậm chí còn chẳng đủ nuôi chồng và 2 con nhỏ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Để cứu anh thoát khỏi lưới hãi tử thần, ngày ngày, sau giờ lên lớp, cô giáo Thùy lại lặn lội đi bới rác, nhặt đồng nát hay làm thuê đủ mọi công việc.

Hiểu được nỗi vất vả của vợ, bản thân anh Mạnh cũng luôn sống trong những nỗi dằn vặt khổ sở. "Nhiều khi nghĩ bệnh tật thật quái ác đã cướp đi tất cả những gì mình có thể làm được. Dù biết là đang làm khổ vợ nhưng mình cũng chẳng còn cách nào khác. Điều duy nhất mình có thể làm là mỗi ngày tập cho cô ấy thói quen sống tốt và can đảm khi không có mình ở bên, để cô ấy sẵn sàng tâm lý nếu một ngày kia bệnh tình cướp đi mạng sống của mình".

Suốt đời sống vì người khác

Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một sự ích kỷ cá nhân nhưng đối với cô giáo Thùy thì khác, dường như con người ấy sinh ra là để sống vì người khác. "Ngày xưa bố mẹ nói tôi đi học kế toán để có việc lương cao nhưng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ đi học kế toán thì rất tốn kém vì phải lên trung tâm TP học. Học sư phạm thì không mất tiền, nếu mình học sư phạm thì có lẽ các em của mình còn có cơ hội được đi học", cô giáo Thùy nói.

Đến khi lập gia đình, người phụ nữ ấy cũng chỉ biết sống vì chồng, vì con. "Tôi từng đi làm ô sin trông trẻ 1 tuổi, công việc nhà hạ, lương ổn nhưng lại không có nhiều thời gian để chăm sóc các con. Vì thế tôi chuyển sang làm nghề đồng nát để có thêm thời gian dành cho con", cô Thùy chia sẻ.

6-2c4b6

5-2c4b6
Đối với cô Thùy, không có quá nhiều sự khác biệt giữa công việc chân tay và lao động trí óc. Dù cho bố mẹ và chồng phản đối, cô vẫn thấy tự hào vì biết rằng, mình đang kiếm sống một cách thật sự chân chính, đàng hoàng.

Nhiều người sẽ nghĩ, đây là một công việc dễ làm nhưng sự thật không phải như vậy. Có những ngày, cô Thùy chẳng thể mua nổi 1kg đồng nát nào. Để kiếm tiền, cô phải bới tìm từng chai nhựa, mẩu sắt vụn ở các bãi rác. Những khi mùa cấy, gặt đến, một mình cô lại đội nắng, mưa đi làm thuê cho người dân quanh vùng. Vất vả là thế nhưng cô giáo Thùy chưa bao giờ mất đi sự lạc quan và niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

"Có những ngày tôi đi đồng nát chỉ kiếm được 12.000 đồng đem về nhưng tôi không nản lòng. Tôi nghĩ mình không có lý do gì để phải khuất phục số phận nên tôi vẫn đi làm đồng nát"... "Lúc tôi đi làm nghề này, chồng tôi khóc tới vài ngày nhưng tôi bảo anh ấy là tôi đi làm để tăng cường sức khỏe, vả lại mình lao động chính đáng chứ có phải đi vào chỗ chết đâu mà sợ".

7-2c4b6
Nước mắt cô giáo Thùy không ngừng rơi khi nhắc đến hoàn cảnh bệnh tật của chồng.

Thương chồng, thương con, những điều ước giản dị cho bản thân, cô giáo Thùy cũng đành gác lại. Đơn giản như chuyện may được một bộ áo dài thật đẹp để mặc trong những dịp lễ lớn của nhà trường, cô Thùy cũng chỉ dám nghĩ đến trong giấc mơ xa xôi. Dù chưa bao giờ nghe được lời khen từ chồng, trái tim cô vẫn luôn mách bảo: "mình là người phụ nữ anh yêu thương nhất trên đời". Suy nghĩ ấy cũng là động lực to lớn giúp cô vững bước qua bao khó khăn, vất vả.

Sequence 01.Still003-faa95

Sequence 01.Still004-faa95
Giây phút xúc động khi cô Thùy nhận chiếc áo dài do đồng nghiệp góp tiền mua tặng và lắng nghe những lời yêu thương từ đáy lòng chồng mình.

Sequence 01.Still005-faa95

Sequence 01.Still006-faa95
Bức tranh mà anh Mạnh vẽ dành tặng riêng cho cô Thùy nhân dịp ngày 20/10.

Gắn bó bên người bạn đời nhiều năm, dù chưa một lần nói ra nhưng anh Mạnh lại là người hiểu cô Thùy hơn ai hết. Anh có một niềm mơ ước là được đưa vợ đi xem chương trình "Hãy chọn giá đúng" và nếu lại có thể cho vợ tham gia trực tiếp vào trò chơi ấy thì không gì tuyệt vời bằng. Anh ước được may một bộ áo dài thật đẹp dành cho cô giáo Thùy và tin rằng khi cô khoác bộ áo ấy lên người, cô sẽ là người giáo viên đẹp nhất thế gian. 

Anh chưa bao giờ nói lời yêu thương chân tình trước mặt vợ nhưng bao năm nay vẫn luôn ôm ấp hy vọng được thổ lộ về một tình yêu sâu nặng, tha thiết hơn tất cả những gì người khác có thể tưởng tượng. Anh hy vọng có thể vẽ dành riêng cho vợ một bức chân dung thật đẹp vì bấy lâu nay, từ ngày quen nhau vẫn chưa một lần nào làm việc ấy bởi lòng tin sắt đá rằng: "nét vẽ của mình sẽ chẳng thể nào đẹp bằng hình ảnh vợ trong trái tim và khối óc của bản thân".

Sequence 01.Still013-faa95

Sequence 01.Still011-faa95
Khoảnh khắc cô Thùy hết sức bất ngờ khi được tham gia chương trình "Hãy chọn giá đúng" đặc biệt dành riêng cho mình.

Hiểu được tất cả những ước muốn ấy, nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 đã cận kề, chương trình điều ước thứ 7 đã có mặt và giúp anh Mạnh thực hiện tất cả những điều anh ao ước dành cho vợ mình. Và khi nghe hết câu chuyện về cô, có lẽ nhiều người sẽ phải đồng ý rằng: "Nếu Thượng đế sáng tạo ra người phụ nữ trước thì Người đã thôi không sinh ra các loài hoa”. Trên thế giới này, người phụ nữ nào cũng đều thật tuyệt vời nhưng cô giáo Thùy luôn xứng đáng là người phụ nữ tuyệt vời nhất thế gian.

Clip cảm động về cô giáo Thùy phát sóng trong chương trình Điều ước thứ 7 ngày 17/10.

Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, xin vui lòng liên hệ về địa chỉ:

Cô giáo Vương Thị Thùy, Trường tiểu học Viên Sơn, Phường Viên Sơn, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

SĐT: 0975128454

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày