Trong hai năm gần đây, Lý Sơn, Bình Ba, Nam Du là một trong số những hòn đảo được giới trẻ, dân phượt chọn là điểm du lịch, khám phá nhiều nhất. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển "nóng" về du lịch thì vấn đề gìn giữ môi trường, cảnh quan không bị tàn phá thực sự là bài toán khó với các nhà quản lý.
Thời gian vừa qua, nhiều người đã nhận ra các hòn đảo hoang sơ ít người biết đã được đưa vào tầm ngắm phát triển du lịch. Lượng khách đổ ra đảo Bình Ba ngày một tăng, lượng rác thải ở Lý Sơn ngày càng nhiều, lượng "bê tông" mọc lên hàng loạt trên đảo Phú Quốc do có đến 136 dự án đầu tư vào hòn đảo này với tổng vốn đăng ký hơn 144.000 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 7/2015).
Đảo Phú Quốc đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng - (Ảnh: Zing)
Tại đảo Bình Ba, lượng du khách đổ về hòn đảo này vô cùng đông. Liệu rằng đảo
Lý Sơn - thiên đường xanh có giữ được mình hay sẽ trở thành một "đại công trường Phú Quốc" thứ hai? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đỗ Cẩm Thơ (Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch).
Thưa TS, hiện nay, với đa số đơn vị lữ hành, tour biển đảo luôn là dòng sản phẩm chủ đạo để thu hút khách du lịch và đem lại lợi nhuận lớn. Chị có thể cho biết vì sao các tour du lịch biển đảo lại trở nên "nóng" hơn bao giờ hết trong vài năm trở lại đây? Đây là tín hiệu vui của ngành du lịch và cư dân vùng biển đảo. Việc phát triển du lịch vùng biển đảo vừa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ra bạn bè quốc tế, lại từng bước nâng cao đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm cho cư dân vùng hải đảo vốn rất khó khăn.
Vài năm trở lại đây, số lượng du khách đến khám phá, du lịch tại những vùng biển đảo tăng đột biến là nhờ nguồn nhân lực trẻ năng động, vị trí địa lý cho đến vẻ đẹp hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, để có sự đột phá này là do những chính sách đi đúng hướng của những bộ phận quản lý, của công tác truyên truyền, báo đài trên cả nước. Ngoài ra, các địa phương vùng biển đảo cũng nhanh nhạy chủ động xử lý dứt điểm các điểm nóng về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chính quyền chú trọng xây dựng hình ảnh địa phương thân thiện trong mắt du khách. Vẻ đẹp hoang sơ cùng tài nguyên biển đa dạng là thế mạnh tiếp theo giúp du lịch khám phá biển đảo tăng lên. Như vẻ đẹp hoang sơ của các huyện đảo như Bình Ba, Bình Hưng, Lý Sơn, Nam Du... đem đến sự tò mò về vùng đất mới, thu hút du khách.
Bắt đầu đón khách du lịch từ nhiều năm trước, nhưng Nam Du đến khoảng
cuối năm 2013, gần đầu 2014 mới bắt đầu trở nên "náo nhiệt" và trở thành
một trong những sự lựa chọn hàng đầu ở các công ty tour du lịch về dạng
đi biển. Quang cảnh tuyệt đẹp trên đảo Nam Du.
Qua nghiên cứu, TS có thể cho biết sự tương đồng giữa ba hòn đảo đang được quan tâm nhất hiện nay là Bình Ba, Phú Quốc và Lý Sơn?
Ba hòn đảo trên đều có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển du lịch khám phá. Phú Quốc, Lý Sơn là đảo có diện tích lớn nhất nhì nước, Bình Ba là một trong số đảo nổi có diện tích lớn ở Trường Sa. “Tam đảo” này đều rất gần trung tâm du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế như Đà Nẵng, Singapore, Băng kok, Hồng Kông, Ma cao. Đặc biệt, hai hòn đảo Phú Quốc, Bình Ba nằm ngay trên tuyến đường hàng hải, du lịch quốc tế nên rất thuận tiện cho việc phát triển du lịch thám hiểm ngắn ngày, thu hút cả du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, “tam đảo” đều có diện tích rộng, dân cư sinh sống, nhiều lễ hội, có nhiều bản sắc riêng đem đến sự thú vị khi khám phá văn hóa ở những vùng đảo này. Cây cối, sinh vật phát triển tốt, khí hậu ôn hòa quanh năm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
Không ít người cho rằng việc khai thác du lịch bừa bãi khiến cho những hòn đảo vốn hoang sơ, đẹp đẽ mất dần những cảnh quan tự nhiên và xuất hiện các hiện tượng xấu như chèo kéo, chặt chém khách du lịch, TS có nhận định gì về vấn đề này?Tôi nghĩ trong bản quy hoạch đã nêu rõ các biện pháp để định hướng, tuyên tuyền đến người dân và chính quyền địa phương đi đúng hướng. Cho đến nay, việc quy hoạch phát triển du lịch các hòn đảo dựa trên bản quy hoạch phát triển du lịch năm 2014. Trước khi quy hoạch, Viện phải đưa ra các giả thiết, hội thảo rồi thuyết trình trước hội thảo để đề xuất chứ không thể lựa chọn quy hoạch bừa bãi.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không thể tránh những bất cập. Để xảy ra vấn đề này là do địa phương chưa được chủ động, công tác quản lý còn tồn tại những bất cập. Con người khai thác tài nguyên quá mức làm hủy hoại môi trường, cảnh quan. Bên cạnh đó cũng phải kể đến ý thức chưa cao của một bộ phận du khách khi đến tham quan nhưng không tuân thủ luật về môi trường, xả rác bừa bãi.
Trên thực tế, không ít địa phương do nôn nóng phát triển nên khi thấy số lượng du khách có dấu hiệu tăng thì nhanh chóng đầu tư cơ sở hạ tầng để tiếp tục kích thích du lịch. Lượng "bê tông hóa", nhà cao tầng mọc lên làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái cũng như hình ảnh du lịch về vùng đất hoang sơ trong mắt du khách không còn nữa. Điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và khí hậu, môi trường của vùng đảo này.
Những
chiếc ghế nhựa, ô dù dựng ngay tại bãi tắm vốn hoang sơ trên đảo Lý Sơn ngày trước, đi
kèm là những dịch vụ cho thuê đồ tắm, thuyền phao, kính lặn ngắm san hô. Vậy thì, giải pháp nào sẽ là tốt nhất cho những hòn đảo “thiên đường” đang được đưa vào tầm ngắm phát triển du lịch? Một giải pháp hoàn hảo luôn là điều rất khó khăn, phải làm sao có thể vừa phát triển nhưng vẫn bảo tồn và gìn giữ là bài toán khó, khiến các nhà hoạch định, nhà chức trách phải đau đầu.Trong hoạch định phát triển du lịch cho các đảo đang được đưa vào tầm ngắm như Phú Quốc, Lý Sơn, Bình Ba.. thì cần một giải pháp mang lại hiệu quả toàn diện. Với những hòn đảo đã được quy hoạch, chúng tôi đưa ra chương trình dài hạn để phát triển bền vững. Phát triển du lịch luôn đi đôi với công tác bảo vệ hệ sinh thái biển, giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời, ngăn chặn việc phát triển, đầu tư quá vội vàng làm ảnh hưởng đến khí hậu, môi trường đất, nước trong vùng.
Rác được ném xuống ngay tại cảng đảo Lý Sơn.
Viện cũng đã hỗ trợ địa phương trong công tác quy hoạch cụ thể các điểm du lịch tại đảo, mở các lớp tập huấn đào tạo về quản lý, quy hoạch vùng du lịch. Trong đó, phương pháp tuyên truyền vẫn được đặt lên hàng đầu. Các địa phương phát triển du lịch phải đặt công tác bảo vệ hệ sinh thái biển, giữ gìn vệ sinh môi trường lên trên nhất, đồng thời cũng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của các du khách. Việc giáo dục cho các thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng trong “cuộc chiến” này. Cần rèn luyện cho các em ngay từ những buổi đầu đến trường và giúp các em hình thành ý thức xây dựng biển đảo. Đồng thời áp dụng cấp Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng phục vụ cũng như xây thêm các cầu cảng du lịch Quốc tế tại các cửa ngõ lớn. Hiện tại, do chúng ta chưa có cảng du lịch lớn nên gây bất lợi khi đón lượng "khách vip". Những tàu du lịch lớn muốn vào Việt Nam đều phải qua cảng du lịch Singapore hay Hồng Kông hoặc chúng ta phải đưa tàu nhỏ ra đón du khách.
Tóm lại, “cuộc chiến” này không những cần chính sách hoạch định đúng đắn, sự hợp tác của các địa phương vùng du lịch mà cần lắm là ý thức của chính những du khách để vừa phát triển, khai thác du lịch lại vừa giữ gìn cảnh quan hoang sơ, tự nhiên của các vùng biển đảo.
Cảm ơn Tiến sĩ về cuộc trao đổi này./.