Ngày 4/1 vừa qua, các đơn vị thi công thuộc gói thầu số 1 đã hoàn thành lát đá đường Lê Thánh Tôn, Quận 1. Tuy nhiên giao lộ Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn thời điểm đó vẫn còn rào chắn công trình cản trở nên việc đi dạo trên con đường lát đá đầu tiên của TP còn khá khó khăn.
Sau khi lát đá, các loại phương tiện vẫn được lưu thông bình
thường qua đường Lê Thánh Tôn nên người đi bộ chưa có không gian riêng cho mình.Theo ghi nhận vào ngày 25/2, phần giao lộ này đã hoàn thành công việc lát đá và được đưa vào sử dụng, giúp phân luồng rõ ràng phần đường xe chạy (đường Lê Thánh Tôn) và phần đường dành cho người dân thành phố cũng như khách du lịch dạo bộ (một phần đường Nguyễn Huệ).
Mỗi viên đá lát trên đường Lê Thánh Tôn và
đường Nguyễn Huệ dày 8cm, trên vỉa hè dày 6cm có độ bền sử dụng hơn 300
năm.Việc hoàn thành lát đá granite tại giao lộ Lê Thánh Tôn và Nguyễn Huệ giúp người dân có không gian đi bộ thoải mái hơn trước.
Khách du lịch có không gian riêng dành cho người đi bộ mà không sợ ảnh hưởng đến xe cộ lưu thông trên đường Lê Thánh Tôn như trước kia. Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, dự
án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ thành quảng trường đi bộ hiện
đại bậc nhất thành phố có tổng kinh phí gần 430 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trước tháng 4/2015 để kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước.Được biết, một số tuyến đường chính ở trung tâm thành phố như Lê Duẩn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… sẽ được lát đá granite và tăng cường mảng xanh. Đây là dự án cải tạo hè phố nhằm chỉnh trang đô thị, tạo mỹ quan, đồng thời thống nhất về kết cấu vỉa hè cây xanh trên các tuyến đường.
Trả lời Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết đến ngày 15/3, người dân, xe cộ có thể đi lại dọc hai bên đường Nguyễn Huệ; sau đó hoàn thành, trả lại mặt bằng hoàn toàn ở tuyến đường này vào ngày 25/4.
Đến ngày 15/3, người dân và xe cộ có thể đi lại dọc hai bên đường Nguyễn Huệ. Hiện tại, hai bên đường cũng đã được lát đá gần như hoàn tất. Trước đó, vào sáng 24/2 tại công trình ga metro trước Nhà hát TP.HCM, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã tổ chức lễ ra quân đầu xuân xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Theo ông Bùi Xuân Cường - trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, công trình xây dựng ga metro Nhà hát TP.HCM chỉ tạm dừng thi công ngày 30 tháng Chạp và đã thi công trở lại từ mùng 1 tết.
Hiện có 1.300 kỹ sư và công nhân thi công trên toàn tuyến metro dài 19,7km qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh và Thủ Đức. Khu quản lý giao thông đô thị số 1 - TP.HCM cũng đã tổ chức ra quân đầu xuân xây dựng quảng trường TP.HCM - phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Việc hoàn thành trùng tu, sơn sửa UBND TP cũng mang lại diện mạo mới cho thành phố trong năm mới. Trước đó, mặt tiền công trình này đã có những phần xuống cấp như màu sơn, một số bộ phận bằng gỗ, vôi áo phía ngoài bong tróc nên UBND TP đã quyết định trùng tu. Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.