"Bãi tử thần"
Ngày 24/3, một nhóm sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đến chơi và chụp ảnh kỉ niệm tại bãi đá sông Hồng. Khi cùng nhau xuống sông té nước chụp ảnh,
bất ngờ bị sụt cát khiến nam sinh viên Vũ Xuân Việt (23 tuổi) chết đuối. Sự việc đã khiến nhiều sinh viên hoảng loạn và thương xót cho nam sinh viên xấu số.
Nhóm bạn đi cùng ngồi trên bờ đợi đội cứu hộ tìm
kiếm xác nam sinh viên xấu số bị sụt cát chết đuối ngày 24/3
Tai nạn thương tâm trên cũng là lời cảnh báo cho hiểm họa đến từ bãi đá ven sông Hồng (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) - nơi mà giới trẻ Hà Nội gần đây thường lui tới rất nhiều để vui chơi và chụp ảnh.
Biển cấm được gắn tại vị trí cỏ cây um tùm, khó quan sátKhu vực bãi đá sông Hồng thu hút đông đảo nhiều
bạn trẻ, mặc dù đã xảy ra nhiều tai nạn thương tâm Khoảng năm 2007, khi giới trẻ Hà Nội truyền tai nhau về một bãi đá ven sông có quang cảnh đẹp như cảnh quay phim Hàn, cũng là lúc bãi đá thu hút nhiều bạn trẻ nhất. Nhờ đó mà khu vực này được "quy hoạch" thành điểm chụp ảnh lý tưởng cho giới trẻ Hà thành. Rất nhiều dịch vụ nhờ vậy mà mọc lên giữa triền cát ven sông: từ gửi xe, bắc cầu tre ra bãi giữa tới những hàng hoa rực rỡ phục vụ cho thú vui chụp ảnh. Đó cũng là lúc số vụ tai nạn do sụt cát gia tăng nhanh. Đặc biệt, chỉ trong vòng 3 ngày (24 -26/4/07) có tới 4 vụ tử nạn, mà nạn nhân đều trong tuổi cắp sách tới trường.
Nhiều đôi tình nhân chọn đây làm địa điểm chụp ảnh cướiĐi dạo khu vực bãi đá giữa sông Hồng rất nguy hiểmĐứng chụp hình ở những vị trí dễ xảy ra sụt lún
Khu vực này đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm do sụt cát
Sau vụ tai nạn thương tâm của nam sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, PV đã có mặt tại bãi đá, nơi thu hút hàng trăm bạn trẻ mỗi ngày. Điều lạ lùng, sau vụ việc thương tâm đó, các bạn trẻ vẫn chưa rút ra được bài học cho mình, khi từng nhóm sinh viên vẫn kéo nhau ra nô đùa tại khu vực sát bờ sông. Nhiều bạn trẻ còn kéo nhau ra giữa lòng sông té nước, trêu đùa và ghi hình kỉ niệm. Ẩn họa đằng sau đó là những nguy cơ không thể lường trước được.
Theo quan sát của PV, rất nhiều đôi nam nữ dắt tay nhau đi men theo bờ sông Hồng, leo lên các bãi đá nổi giữa sông để đi dạo. Điều gì sẽ xảy ra nếu sa chân vào các hố cát? Dọc khu vực bãi đá sông Hồng, các biển cảnh báo nguy hiểm được cắm lên ngay gần lối đi lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thờ ơ với biển cấm như thờ ơ với chính tính mạng của mình.
Những người dân địa phương cho biết, khu bãi cát nổi ven sông Hồng thuộc phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích rộng trên 3ha là nơi giáp ranh với phường Tứ Liên. Mùa này nước sông cạn, một số kè đá và bãi cát nổi lên, bao quanh là các lạch nước sâu. Đây là bãi cát do sông Hồng bồi đắp nên, do đó độ ổn định của địa tầng không cao, thường xuyên xảy ra các vụ sụt lún rất nguy hiểm. Ngay cả những người dân sông nước tại đây vẫn không dám tiếp cận khu vực này, vì thường xuất hiện các điểm sụt lún bất ngờ, nếu sụt chân sẽ bị cuốn và nhấn chìm.
Nhiều bạn trẻ còn lội ra khá xa, đây là những nơi thường xảy ra sụt lún bất ngờChỉ cần một cái sẩy chân, tính mạng có thể bị đe dọaHiểm họa từ những lần chụp hình dưới lòng sông Nơi đây được mệnh danh là "Kè đá tình yêu" và liệu nó có phải là một nơi lý thú cho các đôi tình nhân yêu nhau khi liên tiếp cướp đi mạng sống của rất nhiều bạn trẻ chỉ do bất cẩn. Với những dịch vụ phục vụ việc chụp ảnh, nơi đây đã thu hút đông đảo bạn trẻ và các đôi tình nhân lui tới chụp ảnh cưới. Khi mà chính quyền chưa có các biện pháp để ngăn chặn việc người dân tập trung ra khu vực nguy hiểm này, thì các dịch vụ chụp ảnh đang tiếp tay cho những hiểm họa.
Mặc cho biển cấm, các bạn trẻ vẫn giỡn mặt tử thần tại khu vực nguy hiểm
Trong vai một vị khách đến bãi đá sông Hồng, PV phải đóng tiền phí 20.000 đồng cho đơn vị khai thác ở đây. Trên chiếc vé trông giữ xe của khu vực bái đá, được tính bao gồm phí trông xe, phí và các dịch vụ khác, tổng cộng 20.000 đồng đối với xe máy. Khu vực này được "quy hoạch" và đưa vào khai thác mà không rõ đơn vị nào cấp phép? Chính quyền cần phải có biện pháp kịp thời để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Vào thời điểm PV có mặt tại khu vực này, đơn vị quản lý vẫn đang tiếp
tục xây dựng và tu bổ nơi này để đưa vào khai thác. Và câu chuyện về an
toàn tính mạng cho
người dân vẫn còn bỏ ngõ trước bãi đá được mệnh danh "tử thần"?