Clip: Cận cảnh hai hầm chui ở ngã tư lớn nhất Hà Nội trước giờ thông xe

Nhóm PV, Theo Trí Thức Trẻ 01:37 08/01/2016

Hai hầm chui tại nút giao Thanh Xuân và Trung Hòa (Hà Nội) đang hoàn thiện các tiểu mục cuối cùng để chuẩn bị thông xe.

Vốn là một điểm nóng về giao thông, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến thường xuyên ùn tắc vào mỗi giờ cao điểm. Sau khi thông xe, đường hầm qua nút giao thông này sẽ giúp giảm đáng kể áp lực giao thông tại khu vực.

Clip hầm chui Thanh Xuân và Trung Hòa trước giờ thông xe - (Thực hiện: Nguyễn Xuân Hoàng - Thế Anh)

Hầm chui Thanh Xuân dài 980m, được khởi công từ tháng 6/2014 tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hầm có tổng mức đầu tư 551 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Mỗi hầm có 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 60km/h.

Hầm chui Thanh Xuân có 2 làn xe mỗi chiều, mặt cắt ngang 8m. Đây là tầng dưới cùng trong thiết kế nút giao thông 4 tầng đầu tiên ở Hà Nội.

Clip: Cận cảnh hai hầm chui ở ngã tư lớn nhất Hà Nội trước giờ thông xe - Ảnh 2.

Hầm chui Thanh Xuân sẽ giúp giao thông ở cửa ngõ phía Tây thành phố được giảm tải đáng kể, hạn chế ùn tắc tại các nút lên xuống đường trên cao vành đai 3 - (Ảnh: Nguyễn Xuân Hoàng).

Cách đó hơn 1 km, tại nút giao Trung Hòa, quận Cầu Giấy, một hầm chui khác cũng được xây dựng. Hầm này được khởi công vào đầu năm nay, với chiều dài gần 700m, theo hướng Đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.

Clip: Cận cảnh hai hầm chui ở ngã tư lớn nhất Hà Nội trước giờ thông xe - Ảnh 3.

Hầm chui tại nút giao Trung Hòa, quận Cầu Giấy - (Ảnh: Nguyễn Xuân Hoàng).

Hầm chui này được thiết kế 3 làn xe cơ giới rộng 3,5 m/làn. Phần hầm qua gầm cầu cạn sẽ được nối tiếp với đoạn hầm hở của dự án đường Đại lộ Thăng Long.

Clip: Cận cảnh hai hầm chui ở ngã tư lớn nhất Hà Nội trước giờ thông xe - Ảnh 4.

Hình ảnh nút giao Trung Hòa trước lễ thông xe - (Ảnh: Nguyễn Xuân Hoàng)

Theo quy hoạch, hệ thống metro Nam Hồ Tây - Láng - Hòa Lạc sẽ được xây dựng bên dưới hầm chui nên việc thiết kế, thi công cũng phải đảm bảo tính lâu dài và đồng bộ. Theo đó, phần đáy hầm chui được đổ bê tông, cốt thép dày 1m, sau đó đổ tiếp một lớp bê tông dày 60cm để bằng mặt đường của hầm cũ (Đại Lộ Thăng Long).