Chàng thanh niên 16 năm sửa giày miễn phí cho người nghèo

Tứ Quý, Theo Pháp luật xã hội 18:47 19/09/2014
Chia sẻ

Có sự đồng cảm về những cảnh đời nghèo khó, nên từ khi làm nghề anh Bình đã nhận sửa giày miễn phí cho những xe ôm, xích lô, vé số... tại Sài Gòn.

Anh Lý Ngọc Bình (30 tuổi, quê Gia Lai), là người đàn ông trong suốt 16 năm làm nghề sửa giày dép. Điều đặc biệt, anh luôn nhận sửa giày dép miễn phí cho những người nghèo, xe ôm, vé số, người gom rác… trong suốt quá trình trình mưu sinh bằng nghề này từ quê nhà cho đến khi vào Sài Gòn.


Tiệm sửa giày của anh Bình là một mặt bằng nhỏ nằm tại số nhà 60 đường Huỳnh Văn Bánh (phường 15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Tiệm này,  anh thuê cùng với người may quần áo để sửa giày, với diện tích khoảng 2 m2, đủ để dụng cụ hành nghề và không gian làm việc. Anh Bình cho biết: “Tôi vào Sài Gòn và thuê chỗ này để mưu sinh với nghề sửa giày đã được 2 năm rồi, tiền thuê mặt bằng là 1,3 triệu đồng/tháng và tôi cũng ở tại căn nhà này luôn. Ngày xuống đây làm việc tối lại lên tầng trên nghỉ ngơi”.


Năm 1988, trong một lần lần tình cở anh Bình đã học được nghề sửa giày từ một người bạn: “Lúc đó thấy thằng bạn nó nhậnsửa lại đôi dép, không hiểu sao sau khi nhìn nó sửa lại đôi dép đã hư thành một đôi dép hoàn toàn nguyên vẹn như mới lại thấy thích nên bắt đầu bắt chước nó sửa giày dép từ đó đến nay”. 


Khi làm nghề này ở quê nhà anh Bình cũng thường hay sửa dép miễn phí cho mấy đứa nhỏ nhà nghèo chỉ một đôi dép. Chuyện giúp đỡ người khác, sẳn sàng cho người khác cái tâm của mình, không chút vụ lợi khiến nhiều người rất cảm phục. Khi vào Sài Gòn phồn hoa, với tấm lòng đồng cảm ấy với những người nghèo anh lại tiếp tục sửa giày miễn phí.


Là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em đều làm nông, nên cuộc sống cũng không mấy gì dư giả. Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ về nhà, anh lại tiếp tục hành trình mới, rời vùng đất Tây Nguyên để vào Sài Gòn lập nghiệp với nghề sửa giày, với hy vọng cuộc sống được tốt hơn.


Lúc đầu khi khi mới vào Sài Gòn anh Bình làm lễ tân ở một khách sạn để ổn định thời gian đầu. 
Sau đó, anh chuyển sang sửa giày, vì đây là công việc yêu thích của anh.


Anh Bình đang vẽ đế giày để in hình lên miếng lót cho biết: “Hồi làm lễ tân, không được sửa giày tôi cảm thấy nhớ nghề sửa giày lắm, nên quyết định mưu sinh với nghề này luôn, dù biết đồng tiền kiếm được không dư nhiều”.


Hàng ngày công việc của anh Bình bắt đầu từ  7h đến 18h, hôm nào mệt thì anh làm việc hơi trễ hơn và nghỉ ngơi sớm hơn thời gian anh thường làm. 


“Công việc này mình tự mở tiệm là nên giờ giấc cũng không khắc khe lắm, mệt thì nghỉ sớm, còn không mệt thì tôi là ráng chút nữa”, anh Bình chia sẻ.


Một ngày thu nhập từ việc sửa giày, dép cũng không được bao tiền, ngày nào đông khách thì kiếm được tầm 150.000 – 200.000 đồng. Thế nhưng, anh Bình vẫn sẵn lòng vui vẻ sửa giày, dép miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn


“Tôi cũng như họ, cũng cố gắng để mưa sinh ở đất này, nhưng dù sao tôi thấy cũng may mắn hơn nhiều người, nên muốn chia sẻ những khó khăn cùng”, anh Bình tâm sự.


Khi sửa xong một đôi anh lại vội đánh bóng đôi giày khi có khách yêu cầu gấp. Theo anh Bình, từ khi mưu sinh với nghề này là anh lại làm cái bảng sửa giày dép miễn phí. Từ khi có bảng đó nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như bác xe ôm, chị bán vé số… đã đến nhờ anh sửa giày giúp. Lúc đó anh Bình cảm thấy thật sự ấm lòng vì đã giúp đỡ những người nghèo.


Một khách hàng được anh Bình sửa miễn phí đôi giày và chu đáo trao tận tay cho vị khách có hoàn cảnh khó khăn. 
Việc làm của anh không có gì to tác lám nhưng cũng đủ làm ấm lòng những con người nghèo khổ. đối với anhsự đồng cảm giữa con người với con người với nhau ở mảnh đất này là một điều rất quý, và việc làm ý nghĩa của anh sẽ được tiếp tục về sau.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày