Cảm động những câu chuyện cổ tích giữa đời thường

Quỳnh Chi, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 12/09/2012

Trong đời sống hiện đại, đôi khi những guồng quay và xô bồ của cuộc sống khiến cho nhiều người không còn tin vào những câu chuyện cổ tích. Thế nhưng, bất chấp tất cả, những câu chuyện cổ tích vẫn tồn tại ngay trong cuộc sống này.

Chuyện nữ sinh tìm được mẹ sau 20 năm thất lạc, cậu học trò nghèo hiếu học đạp xe 300 cây số để dự thi đại học với chỉ 30.000 đồng trong túi được tuyển thẳng hay suất học bổng 3 năm tại Mỹ cho những nỗ lực tuyệt vời của chàng trai có bài văn lạ về đồng tiền làm lay động lòng người..., tất cả đều là những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, có thật trong cuộc sống hiện tại khiến cho những ai có cơ hội nghe, đọc, chứng kiến đều phải rơi lệ.

Cổ tích về chú lính chì "Phùng Thiện Nhân"

Tuần lễ khai giảng vừa qua, bức ảnh được xem là gây xúc động nhất là bức ảnh chụp bé Thiện Nhân trong ngày khai giảng vào lớp 1 của mình. Cậu bé con ngày nào giờ đã lớn, hình ảnh Thiện Nhân chống nạng tự tin đi trên sân trường đã làm nhiều người rơi nước mắt vì hạnh phúc. Hạnh phúc vì bé dạn dĩ, tự tin và khỏe mạnh, sánh bước cùng bạn trẻ trang lứa cắp sách đến trường. 

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong 

Nói về sức sống mãnh liệt, có lẽ không thể không nhắc tới bé Thiện Nhân. Bị mẹ ruột bỏ rơi nơi vườn hoang ngay từ lúc mới sinh ra, Thiện Nhân bị thú rừng cắn mất bộ chân sinh dục và chân trái thế nhưng ròng rã 3 ngày, cậu bé vẫn sống. Cô Mai Anh, ở Hà Nội đã quyết định nhận bé về nuôi vì xúc động trước hoàn cảnh của bé. Đây thực sự là một quyết định mà không phải ai cũng làm được. 

Câu chuyện của bé Thiện Nhân và cô Mai Anh thực sự là một câu chuyện cổ tích thời hiện đại về bản năng sống mạnh liệt của một em bé nhỏ và tình yêu thương, rung cảm trước số phận éo le đã làm xúc động hàng triệu người. 

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Ngày 5/9 vừa qua, Thiện Nhân đã chính thức trở thành học sinh lớp Một, Trường tiểu học Tràng An, Hà Nội. Trong buổi tổng duyệt, Thiện Nhân mạnh dạn đứng xếp hàng ở vị trí đầu tiên. Thiện Nhân còn dỗ một bạn nam đang khóc nhè ở hàng bên cạnh rằng: “Sao thế? Chỉ là vào lớp Một thôi mà!”.
cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong
Thiện Nhân tự cài cúc chiếc áo đồng phục đầu tiên trong đời để đến trường dự lễ khai giảng vào lớp 1

Bé là hiện thân của sức sống bản năng mãnh liệt, sự hiện diện của bé trong cuộc đời này đã nhân lên lòng nhân ái trong biết bao con người. Sau những tháng ngày vận lộn để sinh tồn, nay bé đã sống trong vòng tay thương yêu của một đại gia đình. Câu chuyện về cuộc sống của bé Thiện Nhân đã trở thành “chuyện cổ tích hôm nay” - cổ tích về sức sống bản năng mãnh liệt

Nữ sinh tìm được mẹ sau gần 20 năm thất lạc

Mấy ngày vừa qua, những dòng tin tìm mẹ của một nữ sinh Báo chí đã tạo nên một cơn sốt không nhỏ trong cộng đồng mạng. Chị Lê Thị Oanh Nga, mẹ của Ngân đã bị mất tích tại TP.HCM từ năm 1994 đến nay. Một tay bà ngoại nuôi Ngân từ nhỏ đến lớn. Điều đau xót nhất, lẽ ra đây là giây phút được an hưởng tuổi già thì bà ngoại Ngân lại phát hiện mắc căn bệnh ung thư quái ác. Niềm mong mỏi được gặp đứa con gái sau gần 20 năm thất lạc gần như không thể có. Ngân thương bà, thương sự chia cách bấy lâu, sợ rằng bà không còn được nhìn thấy mẹ lần cuối.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Ngân Kim đã đăng ảnh và tin lên facebook, nhờ bạn bè chia sẻ với hi vọng tìm được mẹ. Những con chữ đầy cảm động và nhạt nhòa nước mắt của cô nữ sinh trường Báo đã lay động tấm lòng của hàng ngàn cư dân mạng. Hàng ngàn lượt share, comment chia sẻ, an ủi và cầu mong cho mẹ Ngân trở về.

"Ngày nào với bà cũng là giọt nước mắt trông ngóng đứa con gái duy nhất ở nơi phương trời xa trở về, là nỗi niềm đong đầy với đứa cháu ngoại mới 20 tuổi lại sắp mồ côi lần nữa. Là sự khổ hạnh của một người phụ nữ suốt đời nuôi bố mẹ, nuôi em rồi nuôi con, lại nuôi cháu. Cả đời vất vả chắt chiu dành dụm rồi đến cuối đời lại bị lũ lâu la lao vào cắn xé".

Và rồi, hơn cả những gì mong đợi, chỉ một ngày sau khi mẩu tin được đăng lên, Ngân Kim đã tìm được người mẹ của mình nhờ một người bạn tốt bụng không quen biết tại TP.HCM đã gọi điện báo tin.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

"Vậy là cuộc hành trình tìm kiếm của mình đã đi đến hồi kết. Dù chưa biết mai này thế nào nhưng với bà cháu mình như thế này là toại nguyện lắm rồi. Một lần nữa mình xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả các bạn”.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Theo thông tin mới nhất chúng tớ vừa nhận được thì bà ngoại của Ngân Kim vừa qua đời chiều qua. Vậy là sau hàng chục nằm mòn mỏi chờ đợi để được gặp con gái, những ngày ngắn ngủi cuối đời, bà đã được toại nguyện. Chắc hẳn rằng vẫn còn nhiều nỗi lo đối với cô cháu gái, nhưng việc được gặp con gái ở những lúc gần đất xa trời, có lẽ bà đã ra đi thanh thản.

Đây sẽ là câu chuyện cổ tích giữa đời thường về tình mẫu tử thiêng liêng, về nỗ lực tìm kiếm của người con gái. Tất cả sẽ được nhắc đến như là một kỳ tích khó tìm ra trong xã hội ngày nay.

Cậu học trò nghèo hiếu học đạp xe 300km đi thi ĐH được tuyển thẳng


Những ai từng quan tâm đến đợt thi Đại học - Cao đẳng 2012 vừa qua hẳn không thể nào quên được tấm gương hiếu học của cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Thuận (Yên Thành - Nghệ An). Nhà nghèo không đủ điều kiện mua vé xe, vé tàu ra Hà Nội dự thi, Thuận đã một mình vượt quãng đường 300km với chiếc xe đạp cũ đi mượn, 1 chai nước, 2 chiếc bánh mỳ và 30 ngàn đồng trong túi.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Khởi hành từ 1h trưa tại quê nhà, Thuận lên đường mang theo ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Lúc mệt thì xuống dắt xe, hết mệt lại đi tiếp, đêm xuống không có chỗ ngủ, cậu phải xin ngủ nhờ ở một bệnh viện bên đường. Nghe qua có lẽ ít người dám tin, nhưng Nguyễn Văn Thuận đã dũng cảm làm những việc "không tưởng" để theo đuổi đam mê và tương lai của mình. Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động về niềm tin và lòng yêu thương trong cuộc sống này.

Khi chiếc xe đạp của cậu học trò nhỏ dừng tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, hoàn cảnh đáng thương và nỗ lực tuyệt vời đáng quý của Thuận đã làm động lòng người dân tại đây. Đích thân đồng chí Đại uý Nguyễn Quốc Khánh, Công an phụ trách xã Liên Ninh và đồng chí Trần Trọng Dực - Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã giúp đỡ Thuận trong 2 ngày thi đại học.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Sau khi trở về từ Hà Nội, Ngô Văn Thuận lại đạp xe đi làm đủ nghề để kiếm từng đồng tiền nhỏ giúp gia đình. Khi trường Sĩ quan Lục quân 1 công bố điểm chuẩn là 16,5, Thuận rất tiếc vì không đủ điểm đỗ. Tuy nhiên, cậu học trò vẫn quyết tâm vừa đi làm thêm giúp bố mẹ, vừa dành dụm tiền để học tiếp. "Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” - Thuận khẳng định.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Những tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây với bao niềm tiếc nuối cho cậu học trò nghèo hiếu học, thì ngày 29/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định về việc tuyển bổ sung đào tạo đại học cấp phân đội cho Ngô Văn Thuận vào trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp. Thuận đã được tuyển thẳng. Hàng triệu con tim vỡ òa khi biết tin, nhưng vui nhất có lẽ là Thuận và gia đình. Kể từ nay, tương lai cậu học trò đã bước sang một trang mới.

"Khi bạn có đam mê, hãy dũng cảm theo đuổi nó" - Cậu học trò nghèo Ngô Văn Thuận đã trở thành tấm gương sáng tiêu biểu, đáng khâm phục cho ý chí và nghị lực vượt khó, quyết tâm theo đuổi bằng được ước mơ của mình.

Bài văn lạ về đồng tiền làm lay động lòng người và suất học bổng 3 năm tại Mỹ cho cậu học trò trường Ams


"Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?" - Đó là những câu mở đầu trong bài văn lay động lòng người của cậu học trò 17 tuổi Nguyễn Trung Hiếu.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Khi hầu hết những cô cậu học trò tuổi teen chỉ biết học, không cần lo nghĩ tới những chuyện cơm áo gạo tiền thì cậu học trò chuyên Lý trường Ams Nguyễn Trung Hiếu đã có những cái nhìn sâu sắc và xúc động về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống. Bài văn đạt điểm 9 của Hiếu đã làm lay động và thổn thức bao trái tim giàu tình thương về hoàn cảnh gia đình éo le, khiến không ít người rơi nước mắt và cảm phục trước nghị lực cũng như sự cố gắng trong học tập suốt nhiều năm liền của Trung Hiếu.

Mẹ Hiếu (cô Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (chú Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, không có khả năng lao động. Bà nội đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người của gia đình Hiếu, ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang, đều chủ yếu trông chờ vào số lương hưu ít ỏi của ông nội - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường…

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng suốt những năm học tiểu học và THCS, Hiếu luôn là học sinh giỏi của trường. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền, gia đình đã bắt Hiếu học ở trường Chu Văn An. Hiếu đã nài nỉ gia đình cho học tại trường Ams và đã nhịn ăn gần 1 tuần để mong bà và mẹ chấp thuận cho ước nguyện của mình.

Cảm thông với gia cảnh của Hiếu, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động nhiều phong trào quyên góp giúp đỡ để Hiếu không bị những lo toan thường ngày của đời sống chi phối việc học tập. Thế nhưng, sau khi ông nội mất, gia đình Hiếu lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng. Lương hưu của ông chiếm tới 3/4 “thu nhập” của cả nhà. Cuộc sống thường ngày còn sợ không lo đủ, tiền đâu đi học, đi chữa bệnh cho mẹ.

Một lần nữa, truyền thống lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo trong hoạn nạn của người Việt được thể hiện rõ rệt. Hiếu đã nhận được sự chia sẻ cả về tinh thần và vật chất của đông đảo bạn đọc và các nhà hảo tâm tài trợ trên cả nước, trong đó có cả các chính khách như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Một điều đặc biệt hơn tất thảy, ước mơ được ra nước ngoài học tập của Nguyễn Trung Hiếu đã trở thành hiện thực. Trường Besant Hill (California, Mỹ) đã tặng Hiếu học bổng 3 năm trung học và Hiếu đã lên đường đi du học vào cuối tháng 1/2012. Đây quả là một kết thúc có hậu cho những nỗ lực tuyệt vời của cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu, cũng là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường mà ít khi ta bắt gặp.

Cụ già 10 năm làm sạch đường phố


Cuối tháng 6 vừa qua, một bức ảnh đầy ý nghĩa đã được chia sẻ trên trang mạng xã hội facebook. Bức ảnh chụp một cụ già, một "chiến sỹ thầm lặng" - hơn 10 năm nay đã rong ruổi trên các con đường ở quận Thanh Xuân để bóc giấy quảng cáo, rao vặt và cạo sạch những miếng giấy bị keo dán chặt ở các cột điện, bến xe buýt và trên tường... Bất kể thời tiết như thế nào, cụ vẫn giữ thói quen ấy, thói quen làm đẹp phố phường Hà Nội. Bức ảnh đã tạo được hiệu ứng vô cùng tốt cho giới trẻ với việc làm mang đầy ý thức trách nhiệm.

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Sau khi tìm đến tận địa chỉ ghi trên bức ảnh và trò chuyện với cụ, chúng tôi đã biết được tên cụ là Nguyễn Văn Minh (năm nay 70 tuổi), sống ở Khu tập thể Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông, ngõ 328, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ tâm sự với chúng tôi rằng, về hưu rồi, muốn làm gì đó có ích, lại vừa có thể kiếm thêm thu nhập dù ít ỏi. Cứ 10 ngày là cụ tích được 2 túi giấy to, đem đi bán giấy vụn được 8 đến 10 ngàn, đủ để cụ thỉnh thoảng mời bạn bè uống cốc bia hay mua quà cho hai đứa cháu nhỏ. Cụ nói: “Bán sắt vụn, chừng ấy giấy sẽ được tái chế góp phần tiết kiệm của cải, cụ sợ bỏ vào thùng rác, giấy sẽ thành rác thì phí lắm.”

cam-dong-nhung-cau-chuyen-co-tich-giua-doi-thuong

Nhưng hơn hết, cụ mong muốn việc làm nhỏ của mình có thể lan tỏa, khiến mọi người chung tay vào bóc giấy, để phố phường sạch đẹp, tinh tươm: “Nhiều người bảo rằng cụ làm thế này mất công, chẳng thấm vào đâu, thậm chí có người cho cụ là dở hơi đấy! Người ta có quyền nói nhưng cụ thì có quyền hành động. Dù việc làm nhỏ nhưng cũng góp phần làm sạch được đường phố, thì tại sao không làm? Các cháu nhỏ thấy cụ làm thì biết đâu cũng học tập và làm theo thì rất tốt nữa”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày