Chu Hoa, 43 tuổi, là một vị bác sĩ vùng nông thôn, ngày còn bé cô bị bại liệt. 18 năm qua, chồng cô luôn thực hiện lời hứa là người cõng bà trên khắp những nẻo đường vùng sơn cước, đưa cô đi chữa bệnh cho cả 5 ngàn dân khẩu ở đây.
Những ngày đầu đông miền sơn cước Trùng Khánh, Ngải Khởi cõng Chu Hoa đi khắp những nẻo đường gập ghềnh. Mùa đông u ám, những phiến đá mọc rêu trơn tuột, Chu Hoa thấy chồng đi một cách khó nhọc liền nói: “nghỉ một chút mà”. Ngải Khởi ừ một tiếng rồi đặt vợ xuống, Chu Hoa liền dùng cổ tay áo thấm những giọt mồ hôi trái mùa trên khuôn mặt chồng mình.
Vùng này là thôn Tây Hà thuộc quận Bắc Bối, huyện Liễu Ấm, Chu Hoa là một vị bác sĩ ở đây. 22 năm qua của Chu Hoa đều trải qua trên lưng chồng mình, đem theo hộp y dược trèo đèo lội suối quanh 13km2 thôn làng để chữa bệnh cho người dân.
Chu hoa ngày bé bị bại liệt, đi đâu cũng phải dùng đôi nạng. Lớn lên cô chọn ngành y đầu tiên là muốn trị dứt bệnh cho mình. Chắc ngày đó cô không biết, chứ sau khi học rồi cô mới hiểu bại liệt không thể nào mà chữa trị được. Chấp nhận với số phận, học xong cô liền đi tìm công việc tại một số nơi, tứ phương từ chối, đau lòng nhất là họ nói với cô: “Chúng tôi đều là người bình thường, giải quyết công việc còn khó nữa là cô, một người bại liệt.” Sau này bố mẹ cổ vũ, cô mở một trạm xá ở quê mình.
Những ngày đầu hành nghiệp cô phải tự dựa vào đôi nạng của mình mà đi chữa bệnh. Một lần như thế, Ngải Khởi gặp Chu Hoa, cảnh tượng một cô bác sĩ trẻ chống đôi nạng cứu chữa bệnh cho nhân gian khiến Ngải Khởi cảm động, 4 phương tìm kiếm rồi anh cũng tìm thấy cô. 3 năm sau cô nói với Ngải Khởi rằng: “Nếu chúng ta kết hôn anh sẽ phải cõng em cả cuộc đời”, Ngải khởi trả lời rằng: “Anh đã nghĩ thông chuyện này từ rất lâu rồi”. Một thời gian sau đó họ kết hôn.
Bệnh tật không đợi giờ đợi ngày, nghề bác sĩ cũng chính là nghề không kể giờ giấc ngày tháng. Có những ngày thời tiết xấu, đêm khuya hay mờ sáng, khi có bệnh nhân gọi tới vợ chồng Chu Hoa Ngải Khởi lại cõng nhau đi chữa bệnh. Có lần trượt chân, suýt chút nữa Chu Hoa rơi xuống vực thẳm. Ngải khởi nghĩ lại mà còn mướt mồ hôi.
Thôn làng lạc hậu, những con đường đá trở nên trơn tuột đầy rong rêu những ngày ẩm ướt.
Đáng nhớ nhất là có lần vào năm 2001, một đêm nọ cả nhà đang chuẩn bị đi ngủ thì Chu Hoa nhận điện của một nhà trong thôn. GIữa đêm vợ chồng họ bỏ lại đứa con nhỏ mới 4 tuổi đi chữa bệnh cho dân thôn. Khi quay về, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt là đứa con nhỏ của cô ngồi bên một nồi nước sôi đổ lênh láng, một tay bỏng nặng. Rớt nước mắt mỗi khi cảnh tượng đó vụt qua trong ký ức, Chu hoa chưa bao giờ thôi cảm thấy có lỗi với con trai.
Con trai Chu Hoa, Ngải Khởi năm nay cũng đã 15 tuổi, cậu bé học ở Giang Bắc, cuối tuần mới về nhà. Mà cậu bé có về nhà cũng chỉ ngồi chơi game trên máy tính. Mẹ bận, ít chăm lo tâm sự được với con, Chu Hoa rất lo lắng vì thành tích học tập ở trường của cậu bé không được tốt. Nhưng rồi cô cũng an lòng một chút vì rằng cậu bé nói với cô: “Mẹ, mẹ đừng lo, một ngày nào đó bố không cõng mẹ được nữa, con sẽ cõng mẹ đi xem bệnh cho người ta.”
Chu Hoa có hai nguyện vọng, một nguyện vọng là được huấn luyện chuyện sâu hơn vì có rất nhiều trường hợp cô không thể giải quyết. Nguyện vọng còn lại là cô có thể mở phòng mạch gần thị trấn hơn để chữa bệnh cho nhiều người.