- Giáo sư có thể nói rõ về phương pháp mới áp dụng vào việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền ?
- Đây thực chất không phải phương pháp mới trong khoa học mà đã có từ hàng chục năm. Máy tìm kiếm được sử dụng là máy địa bức xạ từ thứ cấp, loại máy này đã được sử dụng để tìm kiếm thi thể người bị vùi lấp trong các thảm họa sạt lở núi, chết đuối và cả tìm mộ liệt sỹ…
Phương pháp này chỉ mới khi áp dụng để tìm kiếm thi thể của chị Huyền sau những tháng ngày vừa qua không có kết quả dù đã rất nhiều lực lượng tham gia tìm kiếm.
- Tỉ lệ thành công của phương pháp này, thưa ông ?
- Thành công phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên tín hiệu từ máy định vị rất chuẩn xác. Trong suốt chiều dài sông mà thi thể trôi dạt phải tìm kiếm lại từ đầu để lần theo dấu vết.
- Tại sao không sử dụng phương pháp này sớm hơn trong việc tìm kiếm?
- Đúng vào khoảng thời gian xảy ra sự việc bác sĩ ném xác tôi có đi công tác và mới trở về. Khi nhận được tin về sự bế tắc của việc tìm kiếm tôi và các nhà khoa học trong hiệp hội đã quyết định vào cuộc với hy vọng đem lại kết quả nhiều người đang mong đợi.
- Đến nay, việc máy đo địa bức xạ có cho kết quả gì thưa ông?
- Tôi khẳng định có thi thể dưới cầu Thanh Trì vì có tín hiệu báo về máy chính xác 100% nhưng phải xem thi thể có còn ở nguyên vị trí đó không hay đã trôi đi chỉ còn lưu lại dấu vết, và đó có phải thi thể chị Huyền không hay của một người xấu số khác.
Hiện, vẫn chưa có một khu vực nào chuẩn mực để xác định rằng thi thể đang nằm tại đó nhưng chúng tôi đã xác định được điểm lan can cầu mà bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã kéo lê thi thể ra rồi ném xuống sông. Việc thi thể ném xuống sông là có thật và với phương pháp này đoàn tìm kiếm tin rằng sẽ tìm thấy thi thể trong những ngày tới.
* Xem toàn bộ diễn biến vụ án rúng động "Thẩm mỹ viện làm chết người, vứt xác nạn nhân xuống sông phi tang" tại đây.