Hiện tượng siêu trăng dâu tháng Sáu vừa đạt cực đại vào 18h52 giờ Việt Nam hôm qua 14/6. Cùng thời điểm, các nước châu Á cũng đã được đón hiện tượng thiên văn kỳ thú này, bù đắp cho việc "bỏ lỡ" nguyệt thực trăng máu tháng trước.
Vì là siêu trăng, tức thời điểm Mặt Trăng gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo, nên hiện tượng này sẽ kéo dài vài ngày xung quanh 14/6 và có thể quan sát từ hầu hết mọi nơi trên thế giới chứ không diễn ra chỉ trong khoảnh khắc như nguyệt thực.
Theo các nhà khoa học, trong lần này Mặt Trăng sẽ xuất hiện lớn hơn 17% và sáng hơn 30% so với bình thường.
Sau châu Á, các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ sẽ được chiêm ngưỡng sau, vào khoảng đêm 14 và rạng sáng 15/6.
'Do ảo ảnh quang học, Mặt Trăng thường xuất hiện lớn hơn nhiều khi ở gần đường chân trời và tạo ra những bức ảnh siêu thực. Đợt siêu trăng này có tên là "siêu trăng dâu" do trùng với mùa thu hoạch dâu ở các nước phương Tây, tương tự như siêu trăng hoa tháng Năm xuất hiện vào thời điểm hoa nở nhiều. Những cái tên này vốn có nguồn gốc từ văn hóa bản địa Bắc Mỹ.
NASA cũng cho biết nó còn được gọi là trăng mật, trăng hoa hồng ở châu Âu.
"NASA nói rằng nó sẽ cho mọi người cơ hội phát hiện các miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng bằng kính viễn vọng tốt… Tôi rất vui khi được nhìn thấy nó khi bầu trời thuận lợi và khả năng hiển thị của Mặt Trăng được tốt" - ông A Kannan, một độc giả của trang Channel News Asia chia sẻ.
Siêu trăng được nhìn thấy hôm qua ở Singapore.
Ảnh chụp bởi người dân Singapore.
Theo các nhà khoa học, siêu trăng lần này trông sẽ lớn hơn 17% và sáng hơn 30%.
Ảnh chụp tại Philippines tối qua.
Siêu trăng nhìn từ Cebu, Philippines vào hôm qua.
Nguồn: Tổng hợp