Vụ sập cầu kinh hoàng ở Italy: Có bàn tay Mafia rút ruột khi xây cầu?

Thuỳ Linh, Theo VOV 10:30 16/08/2018
Chia sẻ

Tình trạng khẩn cấp được ban bố trong bối cảnh có hàng loạt bức ảnh đăng tải trên mạng cho thấy cây cầu này “có vấn đề” từ trước khi thảm họa xảy ra.

Italy ngày 15/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm trong bối cảnh những bức hình gây sốc được đăng tải trên mạng cho thấy cây cầu Morandi ở thành phố Genoa đã bị rạn, nứt nhiều tuần trước thảm họa sập cầu.

Vụ sập cầu kinh hoàng ở Italy: Có bàn tay Mafia rút ruột khi xây cầu? - Ảnh 1.

Ảnh chụp cây cầu Morandi trước khi xảy ra thảm họa sập cầu. Nguồn: EPA

Một bức ảnh cho thấy, cây cầu Morandi 50 năm tuổi ở thành phố Genoa bị oằn ở phần giữa, trong khi các phần khác và cáp treo bị lỏng lẻo.

Một phần cây cầu nối Genoa với Pháp bị sập đã khiến ít nhất 39 người thiệt mạng trong đó có 3 trẻ em. Hàng chục chiếc ô tô bị bẹp rúp vì rơi xuống mặt đất bên dưới trong thảm họa sập cầu.

Vụ sập cầu kinh hoàng ở Italy: Có bàn tay Mafia rút ruột khi xây cầu? - Ảnh 2.

Cây cầu đã xuất hiện những vết rạn, nứt phần mặt bên dưới trước khi xảy ra thảm họa kinh hoàng. Ảnh: EPA

Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini nói rằng, các đội cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người còn mắc kẹt bên dưới đống đổ nát, nhưng ông từ chối tiết lộ có bao nhiêu người còn mất tích.


Phát biểu với đài phát thanh Italy, Bộ trưởng Salvani nói: “Cây cầu bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ăn mòn nghiêm trọng liên quan tới kỹ thuật được sử dụng trong quá trình xây dựng”.

Trong khi đó, Dave Parker, từ tổ chức Kỹ sư dân sự mới (New Civil Engineer) nói với Chương trình phát thanh 4 phút hôm nay (4's Today): rằng “Đã có bàn tay của Mafia trong quá trình xây dựng công trình, và đã có rự rút ruột”.

Globe và Mail của Canada nói rằng, các công ty liên quan đến Mafia được cho là đã “rút ruột” vật liệu xây dựng, khiến cho cây cầu kém chất lượng và không chịu được áp lực cao.

Phó Thủ tướng Matteo Salvini nói rằng, vụ sập cầu ở Genoa cho thấy Italy cần chi nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, và Italy có thể “phớt lờ”” cả việc đóng góp ngân sách EU nếu cần thiết để có thêm ngân sách cho việc bảo trì các công trình trong nước. “Chúng ta cần phải tự hỏi mình rằng liệu việc tôn trọng những quy tắc có quan trọng hơn sự an toàn của người dân Italy không. Nghiêm túc mà nói, đối với tôi thì không”.

Sau khi chính phủ thông qua lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài 12 tháng ở Genoa, Thủ tướng Guiseppe Conte đã gọi vụ sập cầu là thảm họa  “không thể chấp nhận được trong xã hội hiện đại” và kêu gọi hành động để tránh những thảm họa tương tự tái diễn. Ông cũng tuyên bố sẽ thay thế công ty quản lý cây cầu Morandi.

Theo Corriere Della Sera, Italy đã chứng kiến 5 vụ sập cầu trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, trong khi tình trạng xuống cấp của cây cầu Morandi ở Genoa đã được thảo luận trong các cuộc họp của hội đồng thành phố trước đây./.

Infographic: Sập cầu Morandi ở Italy làm nhiều người thương vong VOV.VN - Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng do thiết kế của cây cầu có tuổi thọ hơn 50 năm ở Genoa, Italy, trước vụ tai nạn nghiêm trọng này.

Theo The Sun

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày