Anh Hà Xuân Vì trong trại rắn
Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4 triệu quả trứng giống. Khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.
Một lão làng kể rằng, nghề rắn bắt đầu từ rất lâu rồi. Các nhà khoa học từng về làng, nghiên cứu cách ấp trứng rắn như thế nào. Sau đó, người dân nuôi rắn và mở rộng quy mô dần ra.
Trước Covid-19, nhiều nơi khó khăn về đầu ra nhưng ở Vĩnh Sơn, sản lượng rắn vẫn rất lớn. Vì bà con chuyển từ nuôi rắn thương phẩm sang rắn sinh sản để bán trứng và rắn giống bán khắp nơi và xuất khẩu.
Rắn hổ mang, loài rắn cực độc
Thành tỷ phú, mỗi năm doanh thu vài tỷ đồng
Nghề nuôi rắn hổ mang đã giúp người dân nơi đây có cuộc sống sung túc. Nhiều người đã trở thành tỷ phú từ nghề nuôi loài rắn cắn chết người này.
Trang trại rắn của anh Hạ Xuân Vì trước Covid-19 vẫn nuôi đến 2.000 con rắn. Trong đó có 1.000 con rắn sinh sản và 1.000 con để sinh sản và bán thương phẩm. Năm 2018, rắn sinh sản cho 13.000 quả trứng. Anh bán 90.000 đồng/quả và đạt doanh thu 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, rắn bán thương phẩm có giá khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. Mỗi con khoảng từ 2 đến 4kg, theo thông tin từ VTC16.
Mỗi ngăn là "nhà" của một con rắn hổ mang
Ngoài khoản bán trứng 1,1 tỷ đồng, anh Vì còn có khoản thu từ bán rắn thương phẩm. Tính ra, mỗi năm một con rắn nuôi để bán mang lại doanh thu 500.000 đồng.
Tiền thức ăn cho rắn khoảng 5.000 đồng/mỗi bữa. Mỗi tuần cho ăn khoảng 1 đến 2 lần, tùy thời tiết. Thức ăn cho rắn là nhái, cóc, gà, vịt con…
Rắn hổ mang khi còn nhỏ
Một trong những bí quyết sinh lời của anh Vì đó là nuôi rắn ngay cả trong mùa đông. Rắn có thói quen ngủ đông. Nghĩa là trong mùa đông, rắn hổ mang không lớn lên mà còn gầy đi. Tuy nhiên, anh Vì và nhiều hộ khác đã biến trang trại trong mùa đông thành nơi ấm áp. Do đó, rắn vẫn sinh trưởng và phát triển.
Khi cho ăn, anh Vì phải dùng kẹp, kẹp thức ăn vào chuồng rắn
Nhưng là nghề nguy hiểm
Nghề nuôi rắn hổ mang đã giúp anh Vì và nhiều hộ khác thành tỷ phú. Nhưng nghề nuôi rắn rất nguy hiểm.
Bằng chứng là đến nay, hơn chục người tại Vĩnh Sơn đã thiệt mạng vì bị rắn cắn. Nhiều người khác bị mất một phần cơ thể vì nọc độc của rắn. Bản thân anh Vì đã 5 lần bị rắn cắn nhưng may mắn vẫn giữ được tính mạng.
Bầy rắn con
Anh Vì chỉ cách để bảo vệ bản thân trước loài rắn chết người, đó là đeo găng tay và dùng kẹp khi cho ăn.
Hiện nay có thuốc đặc trị rắn độc cắn. Tuy nhiên, anh và người dân trong làng phải học cách sơ cứu. Hai loại lá cây rất cần thiết khi bị rắn cắn là rau răm và nhựa đu đủ.
Khi bị rắn cắn, nạn nhân nhai và nuốt lá rau dăm. Đồng thời, nặn mủ cây đu đủ đắp vào chỗ rắn cắn là một cách sơ cứu.
Covid-19 ảnh hưởng đến rất nhiều ngành nghề, trong đó có nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn. Nguyên nhân là do Trung Quốc đóng biên, cấm mọi hoạt động nhập khẩu sản phẩm động vật có nguồn gốc hoang dã. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng tiêu thụ rất ít thịt rắn do nhà hàng vắng khách.