Vì sao nhiều nhân viên ngân hàng không gửi tiết kiệm vào nơi họ làm việc?

Bằng Lăng/VTC News, Theo VTC News 16:00 25/06/2024

Nhiều nhân viên ngân hàng không gửi tiền tiết kiệm vào chính nơi họ làm việc, lý do là gì?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn và tối ưu được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không ít nhân viên ngân hàng lại không gửi tiền vào chính nơi họ làm việc. Nhiều người tiết lộ lý do là bởi họ sợ những rủi ro có thể xảy ra khi đặt hết tiền vào một nơi.

Hơn nữa, họ cũng có quyền lựa chọn những ngân hàng với lãi suất cao ưu đãi cao hơn để gửi tiền. Họ muốn tận dụng các ưu đãi về lãi suất từ các ngân hàng khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.

Dưới đây là cách gửi tiết kiệm dù ít vẫn sinh lời lớn từ nhân viên ngân hàng:

Chọn ngân hàng tốt với lãi suất ưu đãi

Việc lựa chọn ngân hàng tốt nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu khi gửi tiết kiệm. Ngân hàng gửi tiền phải thỏa mãn các tiêu chí như uy tín, phát triển ổn định, có độ an toàn cao, có bề dày lịch sử.

Ngoài ra, những ngân hàng có nhiều chi nhánh, mạng lưới hoặc nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ để triển khai sản phẩm gửi tiết kiệm online...cũng có thể được ưu tiên bởi sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

Không gửi tiền một chỗ

Để giảm thiểu rủi ro, không nên gửi tiền một ngân hàng duy nhất. Tốt nhất nên chia thành nhiều khoản nhỏ gửi ở các ngân hàng khác nhau để bảo vệ tài sản khỏi những sự cố bất ngờ như ngân hàng phá sản hay tài khoản bị hack.

Chia thành nhiều sổ tiết kiệm

Vì sao nhiều nhân viên ngân hàng không gửi tiết kiệm vào nơi họ làm việc? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Gửi tiết kiệm ngân hàng thường có nhiều kỳ hạn khác nhau, từ 1 tháng, 6 tháng...cho đến 1 năm, thậm chí nhiều hơn nữa. Mỗi kỳ hạn tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Thông thường, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

Theo đó, lời khuyên của các chuyên gia tài chính là không nên dồn toàn bộ tiền vào gửi tiết kiệm dài hạn. Thay vào đó, hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn. Việc này sẽ đảm bảo tính linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận.

Theo dõi thông tin về lãi suất ngân hàng

Nắm rõ cách tính lãi suất tiết kiệm giúp khách hàng quản lý tài sản tốt hơn. Công thức tính lãi suất cơ bản là:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365

Chẳng hạn, nếu gửi 200.000.000 với lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 6 tháng thì tiền lãi nhận được như sau:

Số tiền lãi = 200.000.000 x 6% x 181/365 = 5.950.684 VND

Tận dụng các dịch vụ đi kèm

Các ngân hàng thường có chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách gửi tiết kiệm như rút thăm trúng thưởng, quà tặng, bảo hiểm nhân thọ miễn phí...Khách hàng nên tìm hiểu kỹ các chương trình này để hưởng lợi tối đa.

Lưu ý, để tránh những rủi ro đáng tiếc, khách hàng không nên ký sẵn chứng từ, kiểm tra kỹ chứng từ sau khi gửi tiền, làm đúng thủ tục khi tất toán, không thay đổi chữ ký liên tục.

Tổng hợp 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày