Món bò ở Việt Nam có rất nhiều hình thức nấu từ nướng, làm gỏi, nhúng, sốt, hầm, xào, tới nấu canh… Hình thức nào cũng có món ăn nổi tiếng nức lòng người như: bò nướng lá lốt, bò sốt me, bò xào lúc lắc, bò cuộn nấm kim châm áp chảo, bò xào hành tây, canh cải thịt bò, cà ri bò, bò sốt vừng mề, gỏi rau má thịt bò, gỏi bò khô, chả bò lá lốt, canh rong biển thịt bò, bò trộn cà tím, canh súp lơ thịt bò, canh thịt bò rau củ, bò xào dưa chua, canh bò nấu sấu, bò bít tết.
Một trong những cách nấu phổ biến của món bò tại Việt Nam là hầm (bò hầm), người miền Nam còn gọi là kho (bò kho). Tuy nhiên món bò hầm, bò kho lại có hàng trăm kiểu nấu, mà điển hình như bò hầm nước gừng, bò hầm tiêu xanh, đuôi bò hầm cà chua, bò hầm sốt vang, bắp bò hầm kim chi, thịt bò hầm nấu nấm, bò hầm bí đỏ, bò lagu, thịt bò hầm nước dừa… Nếu như miền Bắc nổi tiếng với bò hầm sốt vang, bò kho gừng… là những món ăn tuyệt ngon khi gặp tiết trời lạnh hoặc ngày mưa; thì người miền Trung đi đâu cũng nhớ về món bò thưng, bò kho mật mía, người miền Nam thì sáng sáng lại thèm món bò kho ăn với bánh mì hoặc bún.
Sự phong phú của món bò nói chung và món bò hầm nói riêng trên khắp ba miền có lẽ là nhờ vào sự đa dạng trong cách nấu, và sự đa dạng trong gia vị sử dụng, kể cả gia vị dùng trong việc nêm ướp với thịt bò cũng như các loại rau thơm sử dụng trong quá trình chế biến, thưởng thức, sự vận dụng linh hoạt của các nét tinh túy trong ẩm thực của các vùng miền, các nền văn hóa, các dân tộc khác nhau cùng chung sống và giao lưu trên mảnh đất hình chữ S suốt hàng ngàn năm.
Một nghệ nhân ẩm thực từng chia sẻ: “Về mặt văn hóa, gia vị giúp ta thấy được sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa nước này với nước khác. Ví dụ món ăn ở trên khắp thế giới đều tương đối giống nhau về nguyên liệu chế biến có nguồn gốc từ thực vật hay động vật, nhưng điều đã làm nên món ăn nước này khác với nước kia, đó chính là gia vị. Bên cạnh kỹ thuật chế biến, gia vị có tính quyết định để tạo nên hương vị rất đặc trưng của từng quốc gia và vùng miền khác nhau”.
Trân trọng kế thừa và phát huy những nét tinh túy trong kho tàng ẩm thực Việt cũng đã giúp cho nhiều thương hiệu Việt có thêm lợi thế cạnh tranh trong ngành ẩm thực nói chung và ngành hàng thực phẩm đóng gói nói riêng. Lấy món mì gói làm ví dụ. Sau khi được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ trước, các chuyên gia ẩm thực tài hoa đã kết hợp tính tiện dụng của mì gói với các hương vị phong phú của ẩm thực khắp 3 miền để tạo ra những sản phẩm mì gói “đậm đà hương vị Việt” chinh phục người tiêu dùng trong nước cũng như làm ấm lòng những người Việt xa xứ.
Hương vị mì Bò Hầm Rau Thơm có vẻ rất giản đơn nhưng lại đủ sức đánh thức các ký ức của người thưởng thức
Anh Quế, một chuyên gia ẩm thực, nhận xét: “Món mì 3 Miền Bò Hầm Rau Thơm có vẻ như là một sự kết hợp hoàn hảo những điểm đặc biệt của các hương vị từ món bò kho Nam bộ đậm đà, món bò lagu nấu đậu thơm ngon, món bò hầm tiêu xanh thanh khiết mà nồng nàn… để tạo ra một món ăn mang có hương vị thịt và tủy bò hầm, một ít hương vị mùi quế, hồi, một ít vị cà chua, một ít hương tiêu xanh, một ít hương vị rau thơm húng quế, ngò gai… thân thuộc, thơm ngon, và có thể ăn hàng ngày mà không mau chán”.
Chị Diệu, một nhà báo về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật chia sẻ: “Hương vị mì Bò Hầm Rau Thơm có vẻ rất giản đơn nhưng lại đủ sức đánh thức các ký ức về những món bò hầm đậm đà hương vị Việt khắp 3 miền mà tôi đã từng thưởng thức. Thật thú vị”.