Fan Fan năm nay 26 tuổi, làm việc ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, cuối tuần thậm chí còn bận hơn. Cô làm việc tất cả các ngày trong năm chỉ trừ ba ngày trong dịp Tết và khoảng hai tuần để hồi phục sau một cuộc phẫu thuật.
Fan Fan năm nay chỉ đang ở độ tuổi 26 nhưng đã cảm thấy mình trở nên già và và stress nặng nề.
Cô Fan không làm trong lĩnh vực đầu tư, cũng không làm việc tại cho một start-up nào. Cô là ngôi sao trực tuyến trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Lựa chọn của cô giống như con dao hai lưỡi: phẫu thuật thẩm mỹ để trở nên xinh đẹp hơn, thu hút nhiều khán giả hơn. Cô ấy đã nói dối người hâm mộ rằng, cô mới chỉ 23 tuổi.
"Tuổi tác, khuôn mặt và lượt xem của khán giả là ba yếu tố chính dẫn đến thành công của nghề livestream. Cho dù bạn cố gắng thế nào đi chăng nữa, bạn chỉ có thể kiếm sống bằng nghề này trong nhiều nhất là 5 năm", cô Fan nói.
Ngành công nghiệp livestream của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của cộng đồng sau một loạt những vụ scandal. Sự cố đáng chú ý gần đây là một diễn viên thoát y và làm những việc mạo hiểm để thu hút người xem.
Trong kinh doanh trực tuyến, càng nhiều lượt xem đồng nghĩa với việc kiếm được càng nhiều tiền quảng cáo. Và cũng vì thế, không ít diễn viên đã liều lĩnh thực hiện các màn trình diễn mạo hiểm.
Gần đây nhất, một nhà leo núi Trung Quốc đã bỏ mạng khi đang thực hiện một video mang tên "đi trên nhà cao tầng", trị giá 15.000 USD (345 triệu đồng). Câu chuyện bi thương được truyền đi rầm rộ trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc như lời cảnh tỉnh về những nguy hiểm của việc livestream.
Wu Yongning - một ngôi sao "đi trên nhà cao tầng" đã chết vào tháng trước khi đang leo tòa nhà chọc trời 62 tầng ở tỉnh Hồ Nam, phía nam Trung Quốc. Điện thoại của Yongning được dùng để quay video chụp ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời anh.
Cô Fan cho biết: "Mỗi người xem đều có trách nhiệm với cái chết của anh Yongning. Người trong nghề thường làm rất nhiều thứ bắt mắt để thỏa mãn sự tò mò của người xem. Đó là một phần lý do đằng sau cái chết của anh ấy".
Theo tờ China Daily, cái chết của Wu là một lời nhắc nhở về sự cần thiết trong việc giám sát các ứng dụng phát trực tuyến. "Một số người cố gắng thổi phồng sự việc lên bằng những điều tục tĩu, nguy hiểm và mục đích của họ là thu hút nhiều người xem hơn nhằm thu được lợi nhuận cao hơn", một bình luận cho hay.
Công ty Credit Suisse ước tính thị trường phát sóng trực tiếp trong năm nay sẽ đạt 5 tỷ USD (115 tỷ đồng) chỉ thấp hơn tổng doanh thu phòng vé chiếu phim của Mỹ năm ngoái là 5,8 tỉ USD (133 tỷ đồng). Lý do giải thích cho điều này là vì nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc thích giải trí bằng điện thoại thông minh hơn là bước ra bên ngoài.
Cô Fan luôn cảm thấy áp lực khi phải cạnh tranh trong cộng đồng livestream tại Trung Quốc, nơi có 3,5 triệu người theo nghề livestream chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp với lượng khách hàng tiềm năng khoảng gần 350 triệu người xem.
Cô Fan thường thức muộn để live cùng mọi người.
Nghề nghiệp của cô Fan có thể không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
"Xinh đẹp không thôi là chưa đủ. Khi tôi bắt đầu livestream vào năm 2015, không có quá nhiều cạnh tranh. Bây giờ người nào có điện thoại thông minh đều có thể livestream. Vì vậy, chỉ cần có một chút sơ suất, bạn sẽ không giữ chân được người hâm mộ", cô nói.
Cô Fan thường thức muộn để livestream cùng mọi người, khoảng thời gian có nhiều lượt xem nhất là từ 8 giờ sáng đến 12 giờ sáng. Nhưng sau cuộc phẫu thuật đầu năm nay, cô buộc phải thay đổi lịch, thực hiện hai lần livestream ngắn hơn trong một ngày: lúc 10 giờ sáng và 8 giờ tối.
Cô thức dậy lúc 9 giờ sáng, làm việc cho đến nửa đêm mỗi ngày. Cô phải thực hiện phát sóng nói một mình từ 5-6 giờ/ngày. Công việc chuẩn bị như làm tóc, make-up và mặc quần áo mất thêm 2 giờ nữa. Cô cũng phải tải nhiều hình ảnh và video mới nhất lên Weibo (phiên bản Twitter của Trung Quốc) với gần 350.000 người tương tác thường xuyên và Huajiao (ứng dụng phát trực tuyến) với khoảng 40.000 người xem/ngày.
Nghề livestream có thể kiếm được hàng triệu nhân dân tệ một năm.
"Tôi sẽ phải nỗ lực tìm cách khác để sống, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp sau này. Tôi đã thực hiện một số khoản đầu tư vào nhà hàng. Thêm nữa, tôi đang cố gắng thay đổi nền tảng fan hâm mộ trên Weibo, vì tôi đã định hướng bản thân trở thành một blogger thời trang", cô nói.
Hầu hết người theo dõi cô trên Weibo đều là phụ nữ quan tâm đến thời trang và make-up, họ trung thành hơn những người theo dõi là phái nam, cô nói thêm.
Một số người làm nghề livestream có thể kiếm được hàng triệu nhân dân tệ một năm thông qua những phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Tencent tháng 5 vừa qua đã khảo sát 4.500 những người làm nghề này ở Trung Quốc và phát hiện ra rằng, chỉ có 5% trong số họ kiếm được hơn 10.000 nhân dân tệ/ tháng (khoảng 33 triệu VNĐ), trong khi hơn 70% nói rằng, họ nhận được ít hơn 100 nhân dân tệ/tháng (330.000 VNĐ).
Nguồn: South China Morning Post