Vay 300 triệu từ bạn cùng lớp, nam sinh sau đó mất tích một cách bí ẩn, lời nói của mẹ "chủ mưu" mới gây sốc

Đông, Theo Phụ nữ mới 22:42 21/08/2024
Chia sẻ

Kết cục của câu chuyện này như thế nào?

Tờ Sohu đưa tin, mới đây, nhiều sinh viên của Học viện Công nghệ Ứng dụng Công nghiệp Trịnh Châu, Hà Nam (Trung Quốc) gặp phải cùng một vấn đề phiền toái. Nguyên nhân của họ đều giống nhau là đã cho một sinh viên họ Tống mượn tiền, có người cho vay 19.500 nhân dân tệ (gần 68 triệu đồng), người thì 27.000 nhân dân tệ (hơn 94 triệu đồng), cũng có người mất ít hơn 6.800 nhân dân tệ (gần 24 triệu đồng), 2.780 nhân dân tệ (hơn 9,6 triệu đồng), 1.700 nhân dân tệ (gần 6 triệu đồng)... Tính tổng lại có thể lên đến 90.000 nhân dân tệ (hơn 300 triệu đồng).

Sẽ không có gì đáng nói, nếu sinh viên họ Tống vay tiền của bạn nhưng không trả lại. Thậm chí sau khi vay xong, nam sinh này còn chuyển trường và biến mất mà không để lại một dấu vết nào. Do không thể đòi được tiền, các "nạn nhân" đã tụ họp lại với nhau để tìm ra đối sách. Đầu tiên, họ quyết định tìm kiếm nam sinh họ Tống thông qua một chương trình tìm kiếm người mất tích trên sóng truyền hình, sau đó là nhờ cảnh sát vào cuộc giải quyết.

Vay 300 triệu từ bạn cùng lớp, nam sinh sau đó mất tích một cách bí ẩn, lời nói của mẹ "chủ mưu" mới gây sốc- Ảnh 1.

Về "kế sách" đầu tiên, sau khi chương trình tìm kiếm được thông tin của Tống, thì các "chủ nợ" có liên lạc với Tống. Nhưng không ngờ là sau khi thấy điện thoại "đòi nợ" từ bạn học, Tống ngay lập tức cúp máy. Sau đó, nhóm sản xuất chương trình lại liên hệ với gia đình của nam sinh đi vay nợ.

Sau khi nghe BTC chương trình bày vụ việc, thái độ của phụ huynh khiến ai cũng sốc. Mẹ của Tống nói thẳng rằng: "Việc mượn tiền là việc của con trai tôi, không liên quan gì đến tôi, các bạn muốn làm gì thì làm". Nói xong, bà cũng vội vàng cúp máy.

Như vậy, các bạn học sinh chỉ còn cách nào khác là báo cảnh sát.

Ngay sau đó, cảnh sát đã can thiệp điều tra. Nhìn từ góc độ pháp luật mà nói, nếu như cảnh sát điều tra và phát hiện nam sinh này vay tiền mà không có khả năng trả nợ, và số tiền vay mượn cũng không dùng cho mục đích chính đáng, thì rõ ràng nam sinh đang cố tình chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp. Hành vi này dựa theo luật hình sự đã cấu thành tội lừa đảo, cảnh sát sẽ theo luật truy cứu trách nhiệm.

Về phía nhà trường, sau lời tố cáo của các "nạn nhân", trường học trích soát thông tin và nhận thấy sinh viên này đã nghỉ học.

Kết quả của câu chuyện này hiện vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng sau khi chương trình tìm kiếm nam sinh họ Tống được phát sóng, nhiều netizen đã bình luận rằng: "Khi còn là sinh viên, đừng bao giờ cho bạn học vay tiền, những người đi trước trên đều có bài học xương máu rồi".

Sinh viên có nên cho bạn bè vay tiền không?

Trong cuộc sống sinh viên, việc giúp đỡ bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn được coi là một phần của tình bạn. Tuy nhiên, việc cho vay tiền, đặc biệt là trong môi trường đại học, có thể trở thành một vấn đề phức tạp. Có nên cho bạn bè vay tiền hay không là một câu hỏi đáng để cân nhắc kỹ lưỡng, bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân.

Khi bạn bè yêu cầu vay tiền, điều quan trọng là phải xem xét tình hình tài chính của chính mình. Sinh viên thường phải đối mặt với ngân sách hạn chế và nhiều loại chi phí khác nhau từ học phí, sách vở, chi phí sinh hoạt, và nếu không có kế hoạch tài chính cẩn thận, việc cho vay có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài chính cho bản thân. Đồng thời, quyết định này cũng cần căn cứ vào mức độ tin cậy của người vay và khả năng họ trả nợ đúng hạn.

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là mục đích của khoản vay. Nếu việc vay tiền là để giải quyết một vấn đề cấp bách và có lợi ích lâu dài, có thể xem xét việc hỗ trợ bạn bè. Tuy nhiên, nếu khoản vay chỉ để chi tiêu cho những việc không cần thiết hoặc tiêu xài phung phí, việc từ chối có thể là một quyết định khôn ngoan để tránh tạo nên thói quen dựa dẫm không lành mạnh.

Vay 300 triệu từ bạn cùng lớp, nam sinh sau đó mất tích một cách bí ẩn, lời nói của mẹ "chủ mưu" mới gây sốc- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong trường hợp quyết định cho vay, cần thiết lập rõ ràng các điều khoản vay mượn, bao gồm số tiền, lịch trình trả nợ, và thậm chí là viết ra một thỏa thuận nhỏ để cả hai bên đều có sự đồng thuận. Điều này giúp ngăn chặn những hiểu lầm và mất lòng tin có thể xảy ra sau này.

Nếu không thể cho vay, sinh viên có thể tìm cách hỗ trợ bạn bè thông qua các phương thức khác. Điều này cho thấy sự quan tâm và hỗ trợ mà không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân.

Cuối cùng, việc cho bạn vay tiền hay không là quyết định cá nhân và nên được cân nhắc dựa trên sự hiểu biết toàn diện về tình hình tài chính cá nhân và mức độ tin tưởng vào người bạn đó. Quan trọng nhất là duy trì sự rõ ràng và trung thực trong mọi quyết định tài chính để bảo vệ mối quan hệ bạn bè và tình hình tài chính cá nhân.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày