Mọi người thường nghĩ rằng những người thành công trong sự nghiệp chắc chắn có một cuộc sống hạnh phúc. Bởi vì họ có thu nhập cao, từ đó chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, sau cuộc hội ngộ với các đồng nghiệp cũ, anh Trần, 45 tuổi (Trung Quốc) nhận ra nhiều điều thấm thía về cuộc sống.
Vào mùng 8 tết, mấy đồng nghiệp cũ chúng tôi có hẹn nhau đi ăn. Khi thấy lời mời của họ, tôi không muốn đi vì tất cả mọi người đều là người có địa vị, sự nghiệp.
Ngày hôm đó, tổng cộng có 5 người tham gia. Người lớn tuổi nhất là sếp Trần, là cấp trên cũ của tôi, ông đã nghỉ hưu được hơn 3 năm, lương hưu mỗi tháng khoảng hơn 1 vạn NDT (tương đương với 34,2 triệu VND)
Có hai người lớn hơn tôi vài tuổi. Đó là anh Cố và anh Tạ. Cả hai hiện là giám đốc bộ phận của một công ty, lương cũng tầm 2,3 vạn NDT (tương đương với 68 đến 102 triệu VND)
Người còn lại là Lý Bình, bằng tuổi, ngày xưa làm chung bộ phận với tôi. Anh giờ làm tổng giám đốc, thu nhập thì càng không phải nói, mỗi tháng cũng ít nhất cũng tầm 30 vạn NDT (tương đương với 102 triệu VND)
So với mọi người, tôi cảm thấy hơi hổ thẹn, trước đây cùng làm việc chung với nhau ngót nghét cũng 20 năm. 20 năm này, tôi không có sự thăng tiến gì quá lớn. Hiện tại tôi chỉ là quản lý văn phòng, mỗi tháng thu nhập tầm 13 vạn NDT (tương đương với 44,5 triệu VND).
Vậy nên, khi nhận được lời mời, tôi không muốn đi vì sợ cảm giác so sánh, tự ti. Nhưng mọi người ai cũng nhiệt tình, tôi từ chối một người thì mấy người còn lại gọi điện cho tôi. Thậm chí là Lý Bình còn lái xe đến tận nhà đón tôi. Vì sự nhiệt tình của mọi người nên tôi đành phải đồng ý.
Đầu tiên là Lý Bình, người tôi ngưỡng mộ nhất. Xuất phát điểm của tôi và Lý Bình giống nhau đều là người mới đến công ty. Nhưng sự nghiệp anh ấy phát triển hơn tôi, còn tôi hiện giờ chỉ là một nhân viên bình thường.
Lý Bình không ngờ lại nói ghen tị cuộc sống của tôi, nói tôi bố mẹ vẫn còn, có vợ luôn bên cạnh luôn ủng hộ. Cuộc sống như vậy tốt hơn anh ấy nhiều. Sau khi nghe thêm tâm sự của cậu bạn, tôi mới phát hiện là cuộc sống của anh ấy cũng không dễ dàng gì.
Lý Bình là một cậu sinh viên từ nông thôn lên thành phố học đại học, là người có trình độ học vấn cao nhất trong số chúng tôi. Tính cách anh ấy cũng khá tích cực và hướng ngoại.
Khi còn là đồng nghiệp, tôi thấy anh ấy rất chăm chỉ, bất kì công việc gì đều đảm đương được. Nên 11 năm sau, anh ấy được thăng chức lên tổng giám đốc cũng không phải là chuyện gì đáng kinh ngạc.
Mặc dù địa vị, sự nghiệp Lý Bình đều có đủ. Nhưng gia đình lại xảy ra chút lục đục. Anh ấy dành thời gian cho công việc rất nhiều, mỗi ngày không đi làm thì đi công tác. Thời gian ở nhà vô cùng ít ỏi. Cũng vì việc này mà anh rất thường xuyên cãi nhau với vợ.
Vì chỉ biết công việc nên anh cũng hiếm khi về thăm bố mẹ, chỉ có thể thi thoảng gọi điện hỏi thăm. Thậm chí bố mẹ ốm đau, anh cũng không chăm sóc được. Cách đây 5 năm, mẹ anh vì bệnh nặng mà qua đời, lúc đó anh vô cùng hối hận.
Về phần con trai, do được mọi người nuông chiều quá nên sinh tính ỷ nại. Thành tích học tập không tốt, năm nay sẽ thi đại học nhưng điểm số khó thể đỗ một trường đại học tầm trung. Anh cũng thường xuyên nhắc nhở con nhưng chưa bao giờ con chịu nghe.
Sau khi nghe Lý Bình nói xong, sếp Trần cũng tâm sự câu chuyện của bản thân. Mặc dù cũng có sự nghiệp, lương hưu cũng có mấy vạn, nhưng cuộc sống của ông cũng không khác Lý Bình là bao.
Gia đình sếp Trần khá hạnh phúc, ông còn lên cả chức ông nội. Vấn đề mà sếp Trần gặp phải liên quan đến sức khỏe. Vì để thăng tiến công việc, nên lúc trẻ thường xuyên tiếp khách, thức đêm làm việc suốt một khoảng thời gian dài. Hiện giờ 60 tuổi rồi, ông mắc bệnh tiểu đường, mất ngủ, huyết áp cao.
Hàng ngày, ông uống rất nhiều thuốc. Sức khỏe suy yếu như một người già 70, 80 tuổi.
Mặc dù hai người còn là là anh Cố, anh Tạ không kể nhiều chuyện gia đình. Nhưng qua lời của sếp Trần, tôi cũng biết là họ sống cũng không như tôi tưởng tượng.
Anh Cố được thăng chức, thu nhập cũng tăng lên. Vợ anh bắt đầu ngoại tình. Mấy năm nay, vợ chồng anh chưa ly hôn nên thường xuyên cãi cọ. Thậm chí, con cái biết chuyện, không cho anh về ăn tết cùng.
Anh Tạ cũng có khó khăn riêng của mình. Anh đầu tư chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên mấy năm vừa rồi kinh tế không ổn định đầu tư không có lãi. Thị trường chứng khoán có nhiều biến động, tổn thất cũng lớn. Mặc dù thu nhập cao, nhưng tiền lương chỉ đủ trả nợ, Mấy năm trước, anh vay sếp Trần 10 vạn NDT (tương đương với 342 triệu VND), hiện tại chưa trả 4 vạn NDT (tương đương với 137 triệu VND)
Biết được câu chuyện mọi người tôi mới nhận ra rằng cho dù họ thành công hơn tôi, có địa vị hơn tôi nhưng ai cũng có khó khăn riêng của bản thân mình, thậm chí còn khó khăn hơn tôi nhiều.
Sau khi đi về, tôi cảm thấy sự hạnh phúc khó thể tả được. Tôi nghĩ lại, mặc dù sự nghiệp còn chưa phát triển, như vậy thế cũng tốt, tôi có thể dành nhiều thời gian cho gia đình và những người thân yêu hơn. Như vậy đủ khiến tôi hài lòng rồi.
Vậy nên, trong cuộc sống ai cũng có nỗi niềm riêng dù người đó địa vị cao hay thấp, mức lương có lí tưởng hay không. Tất cả mọi việc đều phải đánh đổi. Do đó, hãy học cách hài lòng với thứ mình đang có, biết chấp nhận để thấy cuộc sống tốt hơn.