1. Đầu tư khủng, dàn dựng đầy công phu
Hệ thống âm thanh ánh sáng trong chương trình do tổng giám chế mở và kết của sự kiện Olympic Bắc Kinh chỉ đạo thực hiện. Sân khấu được thiết kế bằng hệ thống thiết bị âm thanh hiện đại nhằm khai thác triệt để giọng hát của thí sinh. Ngoài ra, quanh khu vực dành cho khán giả luôn được trang bị hệ thống 56 loa rời, sân khấu trình diễn được bố trí với 29 loa.
Đêm chung kết "The Voice Trung Quốc 2015" chính thức tổ chức tại sân vận động Tổ Chim (Bắc Kinh). Ban tổ chức thực hiện hệ thống tạo tuyết hàng khủng, gây hiệu ứng lớn với truyền thông ngay khi có mặt.
Sự hoành tráng của chương trình mang đến một không gian đầy chuyên nghiệp khiến cho đẳng cấp của cuộc thi được khẳng định. Đài Chiết Giang đã thành công tạo nên một cuộc thi được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình thành công nhất của nước này.
2. Chất lượng thí sinh tham dự vượt trội
Điểm mới lạ đầy tính thuyết phục chỉ có ở "The Voice China 2015" chính là mở rộng việc tuyển chọn thí sinh ra ngoài biên giới Trung Quốc. Ban tổ chức đã không ngại tới tận các nước châu Âu như Anh, Pháp và Hà Lan để chọn ra những thí sinh tiềm năng nhất.
Khán giả Trung Quốc cũng vô cùng khắt khe với các thí sinh trong chương trình. Người xem không mấy thiện cảm với những ca sĩ “diễn giỏi hơn hát”. HLV mát tay Na Anh cũng từng thẳng thắn tuyên bố chị thất vọng với thí sinh "The Voice China" mùa trước vì nhiều người tỏ ra thiếu chân thật khi bước lên sân khấu.
Đây cũng là một trong những điểm khác biệt lớn so với một số phiên bản các nước khác, khi công khai ưu ái với những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Huấn luyện viên đầy quyền lực và trách nhiệm cao
HLV "The Voice Trung Quốc" không những được khán giả yêu thích vì độ nổi tiếng mà còn là các giám khảo đầy tâm huyết. Bộ tứ quyền lực chiếm lĩnh ghế nóng "The Voice China 2015" được công bố: Châu Kiệt Luân, Na Anh, Uông Phong và Dữu Trừng Khánh. Chính sự xuất sắc của những HLV đã khiến cho nhiều thí sinh "The Voice Trung Quốc" vốn mờ nhạt đã dần dần tỏa sáng và đạt được thứ hạng cao trong cuộc thi.
Mỗi HLV đều có tầm ảnh hưởng không cần bàn cãi trong giới nghệ thuật. Ngôi sao
Châu Kiệt Luân được xem là yếu tố để thu hút khán giả khi nhận lời tham gia ngay sau đám cưới cổ tích, nhưng anh vẫn chứng minh được mình là HLV xuất sắc trên ghế nóng.
4. Xuất sắc trong truyền thông và khâu kịch bản chương trình
Sau những scandal trong các năm trước, "The Voice China 2015 "đã thành công trong việc lấy lại danh tiếng và sự chỉn chu trong kịch bản chương trình cũng như đối mặt với truyền thông. "The Voice China" luôn nằm trong Top những chương trình bán quảng cáo đắt khách nhất. Khán giả ngày càng yêu thích chương trình khi ê-kíp tập trung vào chất lượng cũng như sự đầu tư trong việc rèn giũa tài năng hơn là các chiêu trò.
Một trong những thí sinh thu hút truyền thông năm nay, Will Jay được bốn giám khảo bấm chọn nhờ giọng hát cùng sự kết hợp hài hòa giữa phần tiếng Anh và tiếng Trung cho ca khúc nổi tiếng "Lemon Tree". Dù phát âm tiếng Trung chưa chuẩn, chàng trai 19 tuổi vẫn được đánh giá cao bởi giọng hát cùng sự mới mẻ khi phối lại ca khúc cũ. Video phát lại của tiết mục này nhanh chóng được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội.
Vanatsaya Viseskul – cô gái 16 tuổi người Thái Lan – được nhận xét có gương mặt cùng giọng hát, phong thái biểu diễn giống danh ca quá cố Đặng Lệ Quân. Trả lời giám khảo, Vanatsaya nói cô vô cùng yêu mến giọng hát của Đặng Lệ Quân và muốn được tiếp tục thể hiện ca khúc của danh ca. 15 tuổi, Vanatsaya Viseskul du học Trung Quốc và nhanh chóng thu hút được sự chú ý nhờ khả năng ngoại ngữ cùng giọng hát, từ đó xuất hiện trên nhiều chương trình của các đài truyền hình lớn.
Chính những điểm thu hút trên đã mang lại hiệu ứng bất ngờ đối với cuộc thi. "Giọng hát hay Trung Quốc 2015" đã nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của công chúng trong và ngoài nước. Quán quân mùa 4 được xác định đầu tháng 10 vừa qua chính là thành viên team Na Anh - anh chàng Zhang Lei, tuy không mạnh về ngoại hình nhưng có giọng hát lay động người nghe.
Phần thi giấu mặt của Zhang Lei